Uống cà phê được khuyến mại... bao cao su
Cập nhật lúc 19:35, Thứ ba, 10/09/2013 (GMT+7)
Cựu Hoa hậu Ethiopi Hayat Ahmed gây tiếng vang lớn bằng việc mở quán cà phê BCS (Condom Cafe) đầu tiên ở châu Phi. Uống mỗi ly cà phê tại quán, khách hàng được khuyến mại một bao cao su (BCS). (Châu Phi, AIDS, uống cà phê, khuyến mại, bao cao su)
Cựu Hoa hậu Ethiopi Hayat Ahmed gây tiếng vang lớn bằng việc mở quán cà phê BCS (Condom Cafe) đầu tiên ở châu Phi. Uống mỗi ly cà phê tại quán, khách hàng được khuyến mại một bao cao su (BCS).
Tại quốc gia này, đây là mẹo duy nhất để đấng mày râu sở hữu BCS, bởi số đông vẫn ngượng mua chúng ở hiệu thuốc. Hayat nảy ra ý tưởng sau chuyến viếng thăm Thái Lan – quốc gia triển khai chiến lược quảng bá BCS đặc biệt có hiệu quả. Khẩu hiệu của nhà hàng Cabbages & Condoms ở Băngkok để lại ấn tượng sâu sắc trong nhiều du khách nước ngoài có nội dung: “Món ăn của chung tôi đảm bảo không có thai ngoài ý muốn”. Thay vì khuyến mại kẹo cao su sau bữa ăn, nhà hàng biếu thực khách BCS! Thượng khách cũng có thể được tư vấn và thực hiện tiểu phẫu thắt ống dẫn tinh hoàn toàn miễn phí tại bệnh viện nhỏ trực thuộc nhà hàng.
Tại châu Phi, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ-một chồng là tình trạng phổ biến, kiêng khem tình dục không được khuyến khích, cũng không thuộc dạng mô hình sống được xã hội chấp nhận.
Trong nhiều truyền thuyết dân gian, sex được coi như hình thức sinh hoạt động đầy ma lực, nhờ nó có thể đạt được nhiều mục đích, thí dụ hoạt động tình dục đồng tính trợ giúp nỗ lực giành quyền lực và tiền bạc, phá trinh có tác dụng chữa bệnh (?!)…
Trong quan niệm phổ biến, BCS là thủ phạm phát tán đại dịch AIDS (tại châu Phi mãi đến đầu thập kỷ 80, tức thời điểm đã bùng nổ đại dịch, dư luận mới biết đến BCS). Kẻ thù BCS ở châu Phi không chỉ là đám phù thủy địa phương. Tổng thống Kenia Daniel rap Moi từng công bố kế hoạch nhập khẩu 300 triệu BCS/năm, ông muốn đảm bảo cung cấp miễn phí cho mỗi đấng mày râu còn khả năng hoạt động tích cực 60 BCS/năm.
Theo Tri thức trẻ
.