Hôm 31/1, Cơ quan Bảo vệ Bức xạ và An toàn Hạt nhân Úc (ARPANSA) cho biết, đang hợp tác với các cơ quan liên quan và chính quyền bang Tây Úc để truy lùng một viên nhỏ chứa chất phóng xạ bị thất lạc trước đó trong quá trình vận chuyển.

Viên nang nhỏ có kích thước chỉ 8 mm x 6 mm chứa chất phóng xạ cesium-137, là một phần của thiết bị dùng để đo đo đạc quặng trong công nghiệp khai thác mỏ, được cho đã bị rơi mất khi vận chuyển bằng xe tải, trên tuyến đường dài 1.400 km từ khu mỏ Gudai-Darri của Rio Tinto phía bắc Newman, vùng Pilbara, đến cơ sở lữu trữ ở Perth.

Theo giới chức Tây Úc, viên nang được chuyển đi ngày 12/1 và đã đến Perth vào ngày 16/1. Tuy nhiên mãi đến 25/1, khi kiểm tra thiết bị người ta mới phát hiện nó đã rơi mất từ lúc nào.

leftcenterrightdel
 Viên nang tí hon có kích thước chỉ 8x6mm. Nguồn: Theguardian.

Các nhà chuyên môn nghi ngờ quá trình di chuyển, chiếc xe tải rung lắc đã khiến các ốc vít bị lỏng và bung ra khiến viên phóng xạ từ máy đo rơi khỏi thiết bị.

ARPANSA đã cử một nhóm chuyên gia với thiết bị dò di động gắn trên ô tô chuyên dụng, bắt đầu hỗ trợ tìm kiếm từ ngày 31/1.

Cuộc tìm kiếm do Sở Cứu hỏa và Dịch vụ khẩn cấp Tây Úc cùng với các chuyên gia bức xạ dẫn đầu.

Tổ chức Khoa học và Công nghệ hạt nhân Úc (ANSTO) cũng đã cử các chuyên gia dịch vụ bức xạ cùng thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ tìm kiếm, ARPANSA cho biết.

leftcenterrightdel
 Một thành viên của nhóm Quản lý sự cố điều phối việc tìm kiếm viên phóng xạ bị mất. Nguồn Sở Cứu hỏa và Dịch vụ Khẩn cấp/ Reuters.

Hôm 31/1, cơ quan khẩn cấp Tây Úc đã đưa ra một cảnh báo mới cho những người điều khiển xe dọc tuyến đường cẩn trọng và bảo đảm an toàn khi tiếp cận đoàn xe di chuyển với tốc độ chậm của nhóm tìm kiếm.

Theo giáo sư vật lý y tế Dale Bailey tại Đại học Sydney, viên phóng xạ bị mất gây ra hai mối nguy hiểm chính là gây phơi nhiễm đối với người tiếp xúc với nó; nghiêm trọng hơn là vấn đề ô nhiễm vật chất môi trường xung quanh khi vỏ thép viên nang ngăn không cho chất phóng xạ thoát ra ngoài, bị vỡ .

Các chuyên gia ước tính liều bức xạ của viên nang là khoảng 1,665 millisieverts một giờ. Nếu tiếp xúc với viên phóng xạ này ở khoảng cách 1m tương đương với liều lượng bức xạ của cả chục lần chụp X-quang.

Văn Phong/Reuters, Theguardian