leftcenterrightdel
 Mô phỏng hình ảnh cá voi bốn chân đã tuyệt chủng mới. REUTERS

Hoá thạch cá voi bốn chân này được khai quật từ đá thuộc thể Thuỷ Tân ở khu vực Fayum Depression thuộc Sa mạc phía Tây của Ai Cập. Khu vực bị biển bao trùm này cung cấp rất nhiều dữ liệu cho các nhà khoa học khám phá sự tiến hoá của cá voi. Hoá thạch 42 triệu tuổi được nghiên cứu tại Trung tâm Cổ sinh vật có xương sống của Đại học Mansoura (MUVP) – Ai Cập.

Phát hiện về loài cá voi bốn chân cổ đại này được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.

leftcenterrightdel
Abdullah Gohar, một nhà nghiên cứu tại El Mansoura,  đang nghiên cứu việc cải tạo mảnh hóa thạch 43 triệu năm tuổi của một cá voi lưỡng cư bốn chân. REUTES_Mohamed Abd El Ghany. 

Nhóm nghiên cứu do Ai Cập dẫn đầu cho biết hoá thạch cá voi bốn chân này thuộc giới Protocetidae – nhóm cá voi cổ đã tuyệt chủng từ rất lâu đời. Loài cá voi này có tên khoa học là Phiomicetus anubis, ước tính chiều dài cơ thể khoảng 3m và có khối lượng trung bình tầm 600kg, có thể là một loài động vật ăn thịt hàng đầu.

Loài cá voi đã tuyệt chủng này thuộc giai đoạn chuyển giao giữa cá voi từ đất liền với cá voi biển. Qua nghiên cứu phần xương cho thấy đây là loài cá voi Protocetidae nguyên thuỷ nhất được biết đến ở Châu Phi.

leftcenterrightdel
 Các bộ phận hóa thạch 43 triệu năm tuổi của một loài cá voi lưỡng cư bốn chân mới được tìm thấy tại Ai Cập. REUTERS_Mohamed Abd El Ghany.

Thời gian gần đây đã có những phát hiện hoá thạch về cá voi cổ đại nhưng bức tranh lớn về quá trình tiến hoá ban đầu của cá voi ở Châu Phi vẫn là một bí ẩn mà các nhà khoa học đang tìm lời giải. Đồng tác giả nghiên cứu, cũng là người sáng lập ra MUVP, ông Hesham Sellam nói rằng, hoá thạch cá voi bốn chân đã đặt ra những câu hỏi về hệ sinh thái cổ đại và hướng nghiên cứu về sự chung sống của cá voi cổ đại ở Ai Cập.

Khánh Hà/Reuters