Sau khi phân tích mẫu răng cổ, các chuyên gia đã tìm thấy một loại vi khuẩn gây bệnh chết người khoảng 5.000 năm trước.

Kết quả loại vi khuẩn này đến từ chủng Yersinia pestis mới trong DNA, nó được trích từ hài cốt cổ của một người phụ nữ 20 tuổi và có thể là một trong số những người mắc bệnh dịch hạch đầu tiên trên thế giới.

leftcenterrightdel
Ảnh một nghĩa địa cổ xưa, nơi mẫu răng có chứa vi khuẩn gây bệnh dịch hạch được phát hiện. Nguồn: KARL-GORAN/ UNIVERSITY OF GOTHENBURG

Nhóm nghiên cứu tin rằng vi khuẩn trong người phụ nữ này đóng một vai trò quan trọng trong sự biến đổi dân số thời kỳ đồ đá - sự sụp đổ mạnh mẽ về dân số xảy ra vào khoảng 3.000 năm trước công nguyên.

Đại dịch hạch xảy ra sớm nhất hay còn được gọi là bệnh dịch hạch Justinina, được ghi nhận vào khoảng năm 541 sau công nguyên, nó kéo dài khoảng 200 năm và giết chết hơn 25 triệu người. Tiếp theo, sự kiện “cái chết đen” bắt đầu ở Trung Quốc vào năm 1344 và lan truyền đến Châu Âu khiến một nửa dân số của châu lục này tử vong.

leftcenterrightdel
Sự kiện "Cái chết đen" đã giết chết khoảng 200 triệu người trên khắp Châu Âu. Nguồn: Archeodunum SAS, Michael Gourvennec 

Tác giả Simon Rasumsse, một nhà nghiên cứu tại Đại học kỹ thuật Đan Mạch và Đại học Copenhagen chia sẻ: “Bệnh dịch hạch có thể là một trong số những vi khuẩn nguy hiểm nhất từng tồn tại đối với con người”. Ông và nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một chủng chưa từng được phát hiện từ răng của một phụ nữ 20 tuổi đã chết 5.000 năm trước tại Thụy Điển ngày nay. Yersinia pestis có cùng gen với bệnh dịch viêm phổi gây tử vong ngày nay và dấu vết của nó cũng được tìm thấy ở nhiều cá nhân khác tại cùng khu vực mộ.

Đồng thời ông Rasumsse cũng cho rằng: “Bệnh dịch này phát triển từ một sinh vật tương đối vô hại, điều này cũng xảy ra tương tự đối với bệnh đậu mùa, bệnh sốt rét, Ebola và Zika. Tôi nghĩ sẽ thật thú vị khi chúng ta có gắng tìm hiểu nguyên nhân từ một thứ vô hại sang cực kỳ độc hại”.

 
Vũ Thủy