Các nhà khoa học đã thực sự sốc khi ghi nhận nhiệt độ -11 độ C vào ngày 18/3 tại trạm nghiên cứu Concordia, điểm cao 3.233 m thuộc đỉnh mái vòm C trên Cao nguyên Nam Cực, thường được biết đến là nơi lạnh nhất trên Trái đất.

leftcenterrightdel
Trạm nghiên cứu Concordia ở Đông Nam Cực vào năm 2013. Ảnh: ESA.

Đây được coi là mức nhiệt rất bất thường và “chưa từng xảy ra” đối với phần này của Nam Cực, khi mà nhiệt độ trung bình ngày tại đây là khoảng - 49 độ C, chênh lệch cao hơn 38 độ C so với bình thường.

leftcenterrightdel
Mái vòm C trên Cao nguyên Nam Cực thường được biết đến là nơi lạnh nhất trên Trái đất. Nguồn: piximus.net

Tại Trạm nghiên cứu Vostok của Nga cách Concordia 560 km, vốn là nơi từng ghi nhận nhiệt độ lạnh nhất trên thế giới, đã báo cáo nhiệt độ -17,78 độ C, ấm hơn 63 độ so với mức trung bình ngày. Mức nhiệt đã phá vỡ kỷ lục trước đó của trạm vào tháng 3 gần 27 độ.

Với dữ liệu ghi nhận hơn 60 năm, kỷ lục này được xác định là "chưa từng có trong lịch sử khí hậu", theo Cơ quan khí tượng Pháp Meteo-France.

leftcenterrightdel
Thềm băng Conger rộng 1.200 km2 đã tan rã. Nguồn: @CapComCatWalk/Twitter.

Nhiệt độ cao bất thường ở Nam Cực gây lo ngại về ảnh hưởng lâu dài đối với các thềm băng. Thềm băng Conger ở Nam Cực, rộng khoảng 1.200km2 đã tan rã vào ngày 15/3, vào thời điểm nhiệt độ trong khu vực tăng vọt lên – 12 độ C, ấm hơn bình thường 40 độ.

Văn Phong/CNN