Rồng Komodo cái Charlie được nuôi cùng một con đực có tên Kadal tại vườn thú với hy vọng về sự sinh sản sau khi chúng giao phối.

Thực ra, những con non được sinh ra vào tháng 8 năm ngoái, được đặt tên là Onyx, Jasper và Flint, tuy nhiên nhân viên sở thú không thể chứng minh chúng là kết quả của sự giao phối giữa Charlie và Kadal, do đó vườn thú đã yêu cầu xét nghiệm DNA.

Kết quả, Kadal không phải là cha của những con rồng non.

Rồng Komodo cái Charlie đã sinh ra 3 con non thông qua một hiện tượng gọi là sự sinh sản đơn tính (parthenogenesis).

leftcenterrightdel
Rồng Komodo sinh 3 độc lập, không cần sự giao phối với bạn tình được đánh giá là cực hiếm và kỳ diệu. Ảnh: Sở thú Chattanooga.

Theo các nhà sinh học, hiện tượng này cực kỳ hiếm trong số các loài động vật có xương sống. Cụ thể, chỉ có 70 loài có xương sống có thể làm điều đó, chiếm khoảng 0,1% của tất cả các loài động vật có xương sống, theo Science American.

Những con rồng Komodo đã tiến hóa để sinh sản cả về mặt tình dục và sinh sản vì chúng chủ yếu sống biệt lập trong tự nhiên và trở nên hung bạo khi đến gần, theo Sở thú.

Sự sinh sản xảy ra khi một quả trứng khác, thay vì tinh trùng, thụ tinh với một quả trứng, theo Science American.

Quá trình sinh học tạo ra một tế bào trứng, được gọi là sự tạo trứng, sau đó tế bào này phát triển thành phôi thai.

"Nhân viên của chúng tôi rất vui mừng được đóng góp một phần và có thể chứng kiến sự kiện thực sự kỳ diệu này. Khi rồng Komodo được liệt kê là có nguy cơ bị tuyệt chủng, những con non này tạo ra cơ hội tương lai tươi sáng cho loài của chúng.", Dardenelle Long, Chủ tịch và CEO của sở thú Chattanooga, cho biết trong một bản thông báo.

PV- Theo CNN