Trong các ngôi mộ ở Thung lũng sông Nile, Ai Cập, các nhà khảo cổ học tìm thấy vô số xác ướp động vật, gồm mèo, cò ruồi, diều hâu, rắn, cá sấu và chó,...
Các nhà khoa học đã xác định thành phần đồng vị của oxy, carbon, nitơ, lưu huỳnh và stronti trong các mẫu và so sánh kết quả với dữ liệu tương tự đối với xác ướp người, từ đó xác định xác ướp động vật có nguồn gốc hoang dã hay vật nuôi.
|
|
Xác ướp chim phổ biến trong các lăng mộ Ai Cập cổ đại. Ảnh: Romain Amiot/LGL-TPE/CNRS. |
Từ những kết quả nghiên cứu đã gợi ý rằng, hài cốt động vật được ướp xác có thể được chôn theo hài cốt người với mục đích: vật nuôi được chôn cùng với chủ nhân của chúng; xác ướp thức ăn (là động vật) được chôn cùng với con người để cung cấp thức ăn ở thế giới bên kia; những con vật linh thiêng được thờ cúng; lễ vật vàng mã mô tả các vị thần,..
|
|
Hình chụp X-quang xác ướp chim. Ảnh: Nature. |
Đồ cúng bằng vàng mã là những xác ướp động vật cho đến nay phổ biến nhất. Việc sản xuất chúng bắt đầu một cách nghiêm túc vào thời kì Hậu nguyên (672-332 trước Công nguyên) đến thời kì La Mã, ít nhất là đến thế kỉ thứ tư sau Công nguyên với hàng triệu xác ướp.
|
|
Hình chụp X-quang xác ướp mèo. Ảnh: Nature.
|
Lễ vật vàng mã được dâng cho các vị thần, với những con vật cụ thể gắn với từng vị thần. Các vị thần cũng có thể được tượng trưng như động vật, chẳng hạn như nữ thần Bastet, người có thể được mô tả như một con mèo hoặc một con người với đầu mèo; và thần Horus, người thường được miêu tả là một con diều hâu hoặc chim ưng.
|
|
Một số mẫu xác ướp động vật. Ảnh: Naturre. |
Các nhà Ai Cập học cũng cho rằng, động vật vàng mã được ướp xác có ý nghĩa hoạt động như những sứ giả giữa con người trên và các vị thần.
Việc cung ứng động vật để ướp xác phổ biến đến mức nó trở thành một nghề chuyên nghiệp tại những trại nuôi động vật, trong khi các loài động vật khác được nhập khẩu hoặc săn bắt từ tự nhiên. Các thầy tu trong đền thờ giết và ướp xác những con vật để chúng được dùng làm vật cúng dường cho các vị thần.