Vào ngày 4/7, lúc 3 giờ sáng EDT (14h, giờ Việt Nam), Trái đất đạt đến điểm xa Mặt trời nhất, được các nhà thiên văn học gọi là điểm viễn nhật.

Tại điểm viễn nhật năm nay, Trái đất sẽ cách Mặt trời khoảng 152,1 triệu km làm tròn (chính xác là 152.098.455 km), theo nhà địa vật lý Chris Vaughan, cũng là nhà thiên văn giám sát Lịch bầu trời đêm của Space.com.

Ở thời điểm này, Trái đất sẽ cách xa Mặt trời 1,67% so với khoảng cách trung bình giữa hai thiên thể này, còn được gọi là một đơn vị thiên văn (AU), tương đương 149,6 triệu km. 

leftcenterrightdel
 Ở các điểm viễn nhật và cận nhật, Trái đất cách Mặt trời lần lượt khoảng 152,1 triệu km và 147,1 triệu km. Nguồn: timeanddate.com

Trái đất sẽ ở gần Mặt trời nhất, được gọi là điểm cận nhật, khi đó khoảng cách giữ 2 thiên thể là khoảng 147,1 triệu km. Điểm cận nhật tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 4/1/2023. Điểm cận nhật của năm 2022 xảy ra vào ngày 4/1, ở khoảng cách 147.105.052 km.

Như vậy trong một năm, Trái đất sẽ trải qua một điểm cận nhật và một điểm viễn nhật, so với Mặt trời, tuy nhiên khoảng cách hai điểm này không cố định mà dao động theo từng năm. Thời điểm diễn ra điểm viễn nhật tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 7/7/2023, ở khoảng cách 152.093.251 km.

leftcenterrightdel
 Ngày 4/7, Trái đất ở điểm viễn nhật so với Mặt trời. Nguồn: Starry Night.

Quỹ đạo của Trái đất không phải là một vòng tròn hoàn hảo. Hình dạng của quỹ đạo thay đổi do ảnh hưởng lực hấp dẫn của các thiên thể khác, đặc biệt là Mặt trăng. Đó là lý do tại sao chúng ta trải nghiệm điểm viễn nhật và điểm cận nhật. 

Trong số tất cả các hành tinh trong Hệ Mặt trời, Sao Kim có quỹ đạo tròn nhất. Chính vì vậy, khoảng cách của hành tinh này với Mặt trời chênh lệch ít nhất, trong khoảng từ 107 triệu km đến 109 triệu km.

Văn Phong/Space, Timeanddate