leftcenterrightdel
Phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật tiếp cận một cây nghiến cổ thụ mới bị lâm tặc đốn hạ để cưa lấy thớt. Ảnh: Quỳnh Trần  
Rừng đặc dụng Du Già, tỉnh Hà Giang có diện tích hơn 21.000 hecta, trải rộng trên địa bàn 6 xã thuộc 3 huyện, gồm: các xã Lạc Nông, Thượng Tân, Minh Ngọc, Minh Sơn, huyện Bắc Mê; xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên; xã Du Già, huyện Yên Minh. Nơi đây có nhiều loài động vật quý hiếm như: vọoc mũi hếch, vượn đen má trắng và nhiều loài gỗ quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao như: các loài gỗ thông, trai lý, nghiến,... Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại đây luôn được coi trọng.
leftcenterrightdel
Thân cây bị đốn hạ nằm la liệt giữa rừng già. Ảnh: H.Nguyên
62 cây gỗ nghiến quý hiếm nhóm IIA có khối lượng hơn 574m3 bị chặt hạ trái phép tại rừng đặc dụng Du Già vừa được lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang phát hiện. Đây có thể nói là vụ phá rừng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở địa phương này.
leftcenterrightdel
Đây có thể nói là vụ phá rừng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay tại Hà Giang. Ảnh: H.Nguyên
Theo chân lực lượng chức năng đi kiểm tra tại khu vực hàng chục cây nghiến cổ thụ sống nhiều đời trong rừng già, vừa bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc tại vùng lõi rừng đặc dụng Du Già (thuộc địa bàn thôn Khâu Lừa và Lùng Càng, xã Minh Ngọc, huyện Bắc Mê), mặc dù đã chuẩn bị tinh thần cho chuyến đi này, nhưng chúng tôi vẫn cần rất nhiều sự hỗ trợ của anh em kiểm lâm để băng qua nhiều con dốc dài, luồn lách dưới tán rừng, vượt qua nhiều mỏm đá sắc nhọn… cuối cùng chúng tôi cũng tiếp cận được hiện trường nơi các “cụ” nghiến vừa bị tàn sát.
leftcenterrightdel
Phóng viên Bảo vệ pháp luật tiếp cận một thân nghiến đã bị lâm tặc cắt một phần làm thớt. Ảnh: Quỳnh Trần
Tại hiện trường cho thấy, nhiều cây gỗ nghiến có đường kính từ 0,8 mét đến 1,2 mét bị cưa đổ nằm ngổn ngang, một vài cây vết cắt còn tươi, cành lá vừa héo, còn lại đa phần được xác định bị chặt hạ cách đây vài tháng. Mỗi một cây nghiến lớn bị cưa đổ là rất nhiều các cây khác xung quanh cũng bị gãy đổ theo, khiến khu vực hiện trường trở lên tan hoang.

Trên các gốc cây và thân cây bị cưa đổ đều đã được lực lượng chức năng đi kiểm tra, khám nghiệm đánh dấu số bằng sơn đỏ.

leftcenterrightdel
Nhìn những gốc nghiến hàng trăm tuổi bị đốn hạ không thương tiếc, chúng tôi không khỏi xót xa. Ảnh: H.Nguyên
Theo một số cán bộ kiểm lâm rừng đặc dụng Du Già, phải mất hàng trăm năm một cây gỗ quý ở trên núi đá như nghiến, trai... mới lớn đủ một người ôm, và có khi cả ngàn năm gốc mới lớn khoảng 3 - 4 người ôm. Thế nhưng, chỉ trong một vài tiếng, với một chiếc cưa máy, lâm tặc có thể hạ gục nhiều cây liền.
leftcenterrightdel
Phải mất hàng trăm năm một cây nghiến ở trên núi đá Du Già mới lớn đủ một người ôm Ảnh: H.Nguyên.
Trao đổi với phóng viên Bảo vệ pháp luật, ông Mã Xuân Hành - Trưởng thôn Lùng Càng, xã Minh Ngọc - thành viên Tổ bảo vệ rừng trên địa bàn cho biết: Thôn Lùng Càng có khoảng 100 hecta rừng đặc dụng và 97 hecta rừng phòng hộ. Trước đây, công tác tuần tra, bảo vệ rừng trong thôn, xã được thực hiện đều đặn và hiệu quả. Đầu năm 2021, tiền chi trả cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng không còn nữa nên tổ tuần rừng của thôn cũng dừng làm việc.

“Khoảng 2 tháng trước đây, ngày nào cũng vậy, cứ nhập nhoạng tối  lại có một số xe máy chở gỗ chạy từ phía trong rừng đi qua đường này để ra bên ngoài. Phát hiện việc này, có lần tôi đã báo với xã và kiểm lâm”, ông Hành cho biết.

leftcenterrightdel
Phóng viên Bảo vệ pháp luật tiếp cận một thân nghiến được xác định đã bị cưa đổ khoảng hơn 3 tháng trước. Ảnh: Quỳnh Trần
Theo báo cáo của  Chi cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang, từ ngày 26/5 đến 06/6/2021, Ban Quản lý dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2 - KFW8” huyện Bắc Mê phối hợp với tổ công tác của xã, tổ tuần rừng các thôn thuộc dự án tại xã Minh Ngọc thực hiện đi tuần tra rừng tại 5 thôn: Lùng Hảo, Lùng Càng, Khâu Lừa, Nà Cau, Nà Lá phát hiện 59 cây bị cưa đổ, trong đó có 54 cây gỗ nhóm IIA, gồm 52 cây gỗ nghiến và 2 cây gỗ trai lý; 5 cây gỗ loài thông thường.
leftcenterrightdel
Một cây nghiến cổ thụ chỉ còn gốc - nạn nhân của các đối tượng lâm tặc. Ảnh: H.Nguyên.  
Ngày 8/6 và 21/6/2021, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang tiếp tục đi thực địa kiểm tra hiện trường, kết hợp với số liệu của đoàn khám nghiệm hiện trường của huyện Bắc Mê phát hiện thêm 3 cây bị chặt hạ, nâng tổng số cây bị chặt hạ, bật gốc là 62 cây các loại, tổng khối lượng đo đếm sơ bộ là: 574,66 m. Trong đó, có 45 cây mới bị chặt hạ, đoàn công tác xác định trong khoảng thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, với khối lượng hơn 337m3.
leftcenterrightdel
Sau khi các đối tượng lâm tặc cưa cắt để lấy thớt, phần thân gỗ còn lại được vứt ngổn ngang giữ rừng đại ngàn. Ảnh: H.Nguyên
Trước sự việc một số lượng lớn cây nghiến cổ thụ ở rừng đặc dụng Du Già bị chặt hạ trái phép, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế và chỉ đạo Sở NN&PTNT tiến hành kiểm tra, xác định số lượng gỗ bị khai thác trái phép; xem xét trách nhiệm của chủ rừng là Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già; chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém; phối hợp cơ quan công an để điều tra, xử lý vụ việc.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Bảo vệ pháp luật chụp hiện trường những cây nghiến cổ thụ bị tàn sát giữa rừng già.

leftcenterrightdel
Sau vài tháng bị chặt hạ, cây rừng đã bắt đầu leo phủ lên những thân nghiến "xấu số". Ảnh: H.Nguyên
leftcenterrightdel
Cây nghiến này được xác định bị chặt hạ trước Tết Nguyên đán. Ảnh: H.Nguyên 
leftcenterrightdel
Hiện trường sau khi các đối tượng lâm tặc cắt lấy thớt đem đi. Ảnh: H.Nguyên
leftcenterrightdel
Phần gỗ đẹp làm thớt được bị các đối tượng cắt lấy đi. Ảnh: H.Nguyên
leftcenterrightdel
Những khúc nghiến to, nhỏ nằm ngổn ngang giữa rừng già. Ảnh: H.Nguyên
leftcenterrightdel
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang yêu cầu xem xét, làm rõ trách nhiệm của chủ rừng là Ban Quản lý rừng đặc dụng Du Già.
leftcenterrightdel
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường. Ảnh: H. Nguyên
leftcenterrightdel
Phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật tiếp cận một cây nghiến cổ thụ mới bị lâm tặc đốn hạ để cưa lấy thớt. Ảnh: Quỳnh Trần 
leftcenterrightdel
Lực lượng chức năng kiểm đếm đã đánh dấu các cây nghiến bị đốn hạ trái phép giữa rừng đặc dụng Du Già. Ảnh: H.Nguyên
leftcenterrightdel
45 cây được xác định mới bị chặt hạ trong khoảng thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Ảnh: H.Nguyên
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Một gốc nghiến "oan nghiệt" giữa rừng đại ngàn. Ảnh: H.Nguyên
leftcenterrightdel
Trước sự việc hàng loạt cây gỗ quý bị chặt hạ giữa rừng già, lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, chỉ đạo xử lý vụ việc. Ảnh: H.Nguyên
Báo Bảo vệ pháp luật sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc.
Hồng Nguyên