Đài đưa tin áp thấp nhiệt đới ngoài khơi biển Đông cũng là lúc cuộc hẹn về làng nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và làm phóng sự đến giờ xuất phát. Gió thổi ù cả tai.

 

Và cơ hội trời cho

Nắng chiều vẫn dìu dịu trên sông và trời vẫn đầy gió. Giọng Thi hào hứng: “Cả cái xóm này chạy dài từ cầu Chà Và chạy về hướng Tây dài gần 2 km; rồi ngược lên thượng nguồn sông Chà Và phía bên kia mé cầu, dài khoảng 2 km. Có cả thảy 115 hộ, doanh nghiệp nuôi tôm, cá, hàu theo dạng lồng bè, cho thu hoạch trung bình mỗi năm gần 3 ngàn tấn thủy hải sản các loại”.

Tôi khua tay trong làn nước xanh màu rong tảo, cảm nhận được cái mát lạnh và sự vỗ về của dòng chảy khi chiếc ghe bươn mình đi tới. Nhớ là bài địa lý lớp 10 có nói rằng, thông thường thì vùng hạ lưu sông đổ ra biển có mật độ phù du sinh vật cao, là nơi sinh sống của nhiều loài thực vật thủy sinh phong phú, được coi là bãi cung cấp thức ăn phong phú, giàu dinh dưỡng giúp cho thủy sản nước lợ như hàu, vẹm, sò huyết, cá, tôm… sinh trưởng tốt. Tôi quay sang hỏi Thi: “Nhưng ở sông Chà Và mình thì có gì khác hơn không anh?”. Thi trả lời không chần chừ: “Khác chớ! Bởi vậy mới nói, vùng cửa sông Chà Và này là cơ hội trời cho bà con mình làm ăn đây”. Theo nghiên cứu của Sở NN&PTNT, vùng cửa sông Chà Và có được lợi thế về khí hậu và chế độ thủy triều cho việc nuôi trồng thủy sản. Khí hậu ở đây ôn hòa, độ ẩm cao, địa hình ẩn bên rừng đước và khuất dãy núi Nứa (Long Sơn) nên tương đối kín gió, thích hợp với các loại cá biển thường ngược vào sông để đẻ trứng theo mùa như cá mú, cá chình, cá chẽm… Thủy triều của sông Chà Và mang đầy đủ đặc tính của thủy triều biển Đông, có chế độ bán nhật triều không đều, khiến cho dòng chảy được liên tục, tạo nên sự trao đổi chất lượng nước của sông với biển.

Đặc biệt, sông Chà Và không tiếp nhận các nguồn nước ngọt khác, vì vậy có độ PH ổn định, thường dao động trong khoảng 7.4 – 7.9 và có độ mặn ổn định theo mùa mưa nắng, rất phù hợp với việc nuôi các loại cá nước lợ.


Bài 2: Nương tựa để mưu sinh


Theo Báo Bà Rịa Vũng Tàu

.