Ước mơ của bà ngoại sát thủ máu lạnh Lê Văn Luyện
Cập nhật lúc 11:54, Thứ năm, 09/01/2014 (GMT+7)
"Mẹ nào mẹ chẳng thương con, thương cháu nhưng giờ có thương thì tôi cũng chẳng biết làm gì cả...", bà ngoại Lê Văn Luyện nói trong sự nghẹn ngào. Báo Bảo vệ Pháp luật điện tử, Cơ quan của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
"Mẹ nào mẹ chẳng thương con, thương cháu nhưng giờ có thương thì tôi cũng chẳng biết làm gì cả...", bà ngoại Lê Văn Luyện nói trong sự nghẹn ngào.
Cũng theo lời cụ Khánh, hiện con trai thứ hai của bà Thơm đi làm ở đâu thì gia đình cũng không rõ, còn đứa em út đang học mẫu giáo trong làng.
"Đứa út cũng quấy và hay đòi theo mẹ lắm nên mẹ nó (bà Thơm - PV) cứ phải gửi ông bà nội rồi gửi tôi hoặc cậu nó trông cho sau khi tan lớp để đi làm kiếm tiền chứ không thì chả làm gì được...", cụ Khánh giãi bày.
Ngậm ngùi trước hoàn cảnh của con nhưng cụ Khánh cũng vơi bớt phần nào nỗi lòng khi hàng xóm, làng giềng hiểu và thông cảm với con gái mình.
"Người ta cũng hiểu và thông cảm nên cũng không ai nói gì cả và giờ có việc làm thuê ở đâu là mấy người trong làng vẫn sang rủ Thơm đi làm cùng để có thêm thu nhập và khuây khỏa đi...", cụ Khánh tâm sự.
Khi chúng tôi hỏi về mong ước lớn nhất của cụ bây giờ thì người mẹ già trầm ngâm một lúc rồi đáp: "Tôi cũng như ông bà Ngà, Nhủng (bố mẹ chồng bà Thơm - PV) đều đã già hết cả rồi, sống cũng chẳng được bao lâu nữa nên tôi chỉ có một ước mong là sao cho mọi người trở lại bình thường để con cháu đỡ khổ hơn và cũng mong mẹ con nó được bình yên, làm lụng nuôi nhau ...".
Bóng tối đã dần bao trùm nơi xóm nhỏ, ánh sáng leo lét của chiếc đèn điện phía dưới nhà hắt lên khuôn mặt người mẹ già càng làm khuôn mặt ấy thêm khắc khổ.
Lỗi lầm riêng của một con người có thể đập nát vụn uy tín, tiền bạc, danh dự, nhân phẩm của cả đại gia đình, họ mạc. Nếu mỗi người đều lường trước được hậu quả này, chắc chắn nhiều thảm án sẽ không xảy ra...
Theo Trí Thức Trẻ