Dự kiến, TAND TP HCM tuyên án vụ Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền sẽ kéo dài trong 2 ngày.
leftcenterrightdel
 Kiểm sát viên Lê Thị Đông trình bày luận tội. (Ảnh: Di Linh)
Trong nhiều phiên xử trước, Kiểm sát viên VKSND TP HCM đã trình bày lời luận tội 23 bị cáo về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” quy định tại Điều 174 và 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 xảy ra tại Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba chiếm đoạt hơn 2.108 tỉ đồng, của hơn 4.500 bị hại.
 
VKSND TP HCM xác định, vi phạm của tất cả các bị cáo trong vụ án này là đặc biệt nghiêm trọng; Thiệt hại của vụ án này không dừng ở số tiền của hàng nghìn khách hàng bị chiếm đoạt mà còn là phá vỡ quy hoạch của nhà nước về quản lý bất động sản; Việc tự phân lô, bán nền một cách tràn lan, không lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đã phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của nhà nước; vi phạm vào mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 12, Điều 35 Luật Đất Đai; Vi phạm quy định tại Điều 12, Luật kinh doanh bất động sản 2013 là: “dự án trước khi đưa vào kinh doanh phải được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư”…; Vi phạm vào Điều 41 Nghị định 43/2014 về hướng dẫn thi hành luật đất đai: “…chủ đầu tư khi phân lô, bán nền phải hoàn thiện, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật... phải được phê duyệt tỷ lệ 1/500...
 
“Hành vi tự phân lô, bán nền trên đất nông nghiệp hoặc các loại đất khác mà không phải là đất thổ cư của các bị cáo, không đúng quy hoạch; Không đúng mục đích sử dụng đất; không có dự án theo quy định, trái với mọi quy định của pháp luật tạo nên sự rối loạn nghiêm trọng trong thị trường bất động sản, ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước.
 
Hành vi phân lô tách thửa tuỳ tiện, tràn lan, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho xã hội vì không có sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quay hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt; cơ sở hạ tầng không đảm bảo cho người dân có thể sinh sống, gây thiệt hại cho người mua.
Thực tế chứng minh nhiều khu đất phân lô bán nền năm trong tình trạng hoang hóa, cơ sở hạ tầng không có, đất không đưa vào sử dụng được gây lãng phí nghiêm trọng nguồn lực tài nguyên của nhà nước và gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Hành vi này của các bị cáo cũng để lại hậu quả rất nặng nề cho xã hội trong một thời gian dài. Nên cần có hình phạt thật nghiêm khắc để cải tạo các bị cáo đồng thời có ý nghĩa răn đe, giáo dục với những đối tượng đang có ý định có những vi phạm tương tự các bị cáo trong vụ án này.
Khi quyết định hình phạt cũng đề nghị HĐXX lưu tâm việc phân hóa vai trò rõ ràng theo nguyên tắc xử lý nghiêm đối tượng có vai trò chủ mưu, khoan hồng, nhân văn đối với các cá nhân là cấp dưới”, đại diện Viện kiểm sát nhận định.
 
Từ đó, đại diện VKSND TP HCM đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái Luyện tù chung thân; 8 bị cáo Trang Chí Linh, Trương Thị Hồng Ngọc, Huỳnh Thị Ngọc Như, Nguyễn Lê Hoàng Lan, Bùi Minh Đức, Phan Ngọc Nguyên, Trịnh Minh Pháp, Trần Huy Phúc, 20 năm tù; 7 bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Huỳnh Tú Trinh, Nguyễn Trần Phúc Nguyên, Nguyễn Văn Kiên, Vi Thị Hiến, Võ Văn Trần Quang, từ 16 -18 năm tù; 2 bị cáo Võ Hoàng Hải, Nguyễn Thị Vân Anh, từ 15 - 16 năm tù; bị cáo Nguyễn Trung Trường từ 14 - 15 năm tù; Đào Thị Thanh Lợi: từ 13 - 14 năm tù; Nguyễn Quang Sơn từ 12 - 13 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
 
Bị cáo Võ Thị Thanh Mai, 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và từ 12 - 14 năm tù về tội “Rửa tiền”. Tổng hợp hình phạt là 30 năm tù. Bị cáo Nguyễn Thái Lực 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, từ 10 - 12 năm tù về tội “Rửa tiền”. Tổng hợp hình phạt là 30 năm tù. Bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng 5 - 6 năm tù, về tội “Rửa tiền”./.
Trân Định - Đại Lánh