Siết tín dụng đối với BĐS: Doanh nghiệp hoang mang, lo lắng
Cập nhật lúc 23:45, Thứ hai, 29/02/2016 (GMT+7)
Xung quanh việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36), trong đó dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản (BĐS) từ 150% lên 250%, đang có rất nhiều ý kiến trái chiều. (bất động sản, Ngân hàng Nhà nước, siết tín dụng, doanh nghiệp)
Xung quanh việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36), trong đó dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản (BĐS) từ 150% lên 250%, đang có rất nhiều ý kiến trái chiều.
Trao đổi với PV, ông Phạm Thanh Hưng, Chủ tịch HĐQT CENIVEST, một trong những đơn vị phân phối hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực BĐS lại cho rằng việc siết tín dụng BĐS chỉ là “nghiệp vụ” sau khi ngân hàng đã mở hết “room” cho vay BĐS. Theo ông Hưng, việc thắt tín dụng sẽ hạn chế nhóm đối tượng là nhà đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế thị trường BĐS 2 năm qua, nhóm đối tượng chi phối lại là người tiêu dùng thực. Trong nhóm này, đa số lại mua nhà bằng vốn tự có, nên việc siết cho vay BĐS sẽ không tác động quá tiêu cực đến thị trường.
Còn ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc CTCP Đất Xanh Miền Bắc cho rằng, việc siết tín dụng bất động sản là giải pháp thận trọng nhưng lại có lợi cho thị trường về mặt lâu dài. Theo ông Quyết, thời gian qua, giá BĐS đã tăng rất nhanh. Tại nhiều khu vực, giá bán đã vượt qua giá tại thời kỳ đỉnh của cơn sốt đất, khiến việc cho vay BĐS xuất hiện những rủi ro. Vì thế, việc siết tín dụng BĐS nếu có, chỉ là động thái khiến thị trường đi vào quỹ đạo ổn định hơn.
Chủ tịch liên minh các sàn giao dịch BĐS G5, Nguyễn Quốc Khánh cũng chia sẻ, năm vừa qua, thị trường BĐS đã phục hồi một cách thận trọng, thông tin thị trường cũng đang ngày càng rõ ràng hơn. Ông Khánh khẳng định, trong số các dự án liên minh sàn này bán ra tỷ lệ người vay mua nhà chỉ chiếm khoảng 10- 15%, thậm chí nhiều khách hàng mua nhà còn không vay ngân hàng một đồng.
“Đa số khách mua nhà hiện đều mua để ở do đó họ mua bằng tiền tự có chứ ít người vay ngân hàng, nếu có phải vay họ sẽ tính toán từ các nguồn khác chứ không chỉ có mỗi ngân hàng. Người mua nhà sẽ ít phụ thuộc vào ngân hàng, do đó việc siết tín dụng này cũng không ảnh hưởng nhiều đến những người đang có nhu cầu mua nhà ở thực, nếu có ảnh hưởng thì chủ yếu là đối với các chủ đầu tư”, ông Khánh chia sẻ.
Theo Công an Nhân dân
.