Tại làng chuyên làm mứt tết Xuân Đỉnh (Từ Liêm, HN), bên trong khu vực sản xuất mứt bí, một lượng lớn bí đang trong quá trình phân hủy được xếp vào một góc, phía dưới là máy bào chế bí thành phẩm, phẩm tạo màu cũng được đặt ngay cạnh.


Trong xưởng, những người thợ tay trần, liên tục bê những mẹt mứt lớn nhỏ xếp lên giá. Nhìn từ xa, phải rất tinh mắt mới phát hiện được những mẫu mứt được nhuộm phẩm xanh đỏ được bảo quản một cách tạm bợ. Bên cạnh là những kênh nước đen xì, ruồi muỗi từ đây “đua nhau” lao vào xưởng bánh kẹo như nhìn thấy mồi thơm.

Để khó bị phát hiện, các xưởng sản xuất bánh kẹo chia quy trình làm mứt ra làm nhiều khâu, ở những địa điểm khác nhau. Phải rất vất vả PV mới tìm được một khu vực sơ chế và gia công mứt bí. Khu vực này được quây cót và phủ bạt nilong tạm bợ.

Bên trong khu vực sản xuất mứt bí, một lượng lớn bí đang trong quá trình phân hủy được xếp vào một góc, phía dưới là máy bào chế bí thành phẩm, phẩm tạo màu cũng được đặt ngay cạnh. Theo quan sát, quá trình sản xuất mứt bí diễn ra vô cùng nhanh chóng, những quả bí sẽ được sơ chế bởi máy sau đó được chất đống tại một vị chí, bí sau khi sơ chế bị xỉn màu bởi để lâu ngày. Tuy nhiên chúng sẽ nhanh chóng được phết lên mình một lớp phẩm tạo màu, bí thành phẩm sẽ được thay một màu áo mới.

Buổi  sáng là khoảng thời gian các khu vực sản xuất mứt không hoạt động, chỉ chờ tới giờ ăn trưa thì các xưởng mới cho công nhân hoạt động. Đó là khoảng thời gian ít người qua lại quanh địa bàn, việc sản  xuất mứt cũng vì thế mà khó bị phát hiện.

Việc mứt được sản xuất chui lủi cũng khiến cho nơi phơi sản phẩm cũng rất “đặc biêt”. Đa số lượng mứt được phơi chủ yếu tại những khu vực bụi bặm, những nơi khó bị phát hiện như ven bờ kênh, khu vực xây dựng, những bãi đất trống với đầy ruồi nhặng.

Với mức độ sản xuất mứt ‘tết bẩn’ tại đây, PV không khỏi đặt ra nghi ngờ về sự quản lý lỏng lẻo, chưa hết trách nhiệm của đội ngũ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
 

Theo VietQ

.