Bán hàng trực tuyến dù được đánh giá là xu thế đang bùng nổ nhưng tại các kênh bán lẻ siêu thị, hình thức này cho đến nay vẫn chỉ ở trạng thái "chờ".

 

Con số này vẫn còn quá ít so với tiềm năng thị trường. Trong lĩnh vực chuyên về bán hàng trực tuyến, theo báo cáo của nganluong.vn, đến 2/2012 có trên 10.000 website bán hàng đã tích hợp với ví điện tử Ngân Lượng với tổng doanh số trung bình 20-25 tỷ đồng/tháng.

Ước tính của liên doanh Chợ điện tử - eBay, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ khoảng 6 tỷ USD vào năm 2015. Vì sao thị trường còn nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực này?

Theo các DN, có nhiều lý do khiến họ chưa "mạnh tay" cho bán hàng online. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là thói quen tiêu dùng. Việc hình thành thói quen mua sắm trên mạng còn gặp khó khăn, phần lớn là do yếu tố niềm tin.

Đặc biệt, thời gian qua, nhiều công ty bán hàng đa cấp trá hình thương mại điện tử như Diamond Holiday, Muaban24... và sự rạn nứt của ngành công nghiệp mua hàng theo nhóm như Deal Sốc, Nhóm Mua... càng khiến cho niềm tin của người tiêu dùng bị sụt giảm.

Mặc dù vậy, vẫn có mô hình bán lẻ trực tuyến thành công như Lazada. Tập đoàn mua bán trực tuyến Lazada cùng các nhà đầu tư vừa công bố khoản đầu tư (bao gồm cũ và mới) đạt trị giá 100 triệu USD vào Lazada.

Được biết, Lazada đã vượt qua mức 1 triệu đơn hàng, hiện có 90% đơn hàng được giao trong ngày và 85% đơn hàng được giao trong ngày tiếp theo. Theo phân tích của ông Trương Văn Quý, Giám đốc EQVN, không phải ngành hàng nào cũng có thể triển khai thương mại điện tử.

Một số ngành như du lịch, sách, điện thoại, thời trang, điện máy... phù hợp với thương mại điện tử hơn so với các ngành khác như kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh chỉ có thể sử dụng internet như là một kênh marketing, quảng bá thương hiệu.

Tuy vẫn chưa có nhiều hiệu quả từ mô hình bán hàng này nhưng các DN bán lẻ vẫn tin tưởng vào tương lai và tiếp tục đầu tư. Không tiết lộ cụ thể số tiền đầu tư cho bán hàng online nhưng bà Trang cho biết, trong những năm gần đây, chi phí quảng bá thương hiệu của Big C trên kênh online có tỷ lệ tăng dần theo từng năm.

Khi các kênh truyền thông truyền thống không còn là lựa chọn duy nhất của người tiêu dùng và kênh online ngày càng áp đảo thì chiến lược truyền thông của các DN bắt buộc phải hướng đến kênh truyền thông mới này.

"Trong tương lai, khi các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, logistics... thực sự hoàn thiện, Big C cũng sẽ nghiên cứu việc triển khai kênh bán hàng này để phục vụ nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của người tiêu dùng", bà Trang cho biết.

Một vị lãnh đạo của Saigon Co.op cho rằng: "Bán hàng trực tuyến cho đến thời điểm này vẫn là xu hướng phát triển tất yếu song hành cùng tốc độ phổ biến nhanh chóng của internet và các ứng dụng di động tại Việt Nam. Tuy nhiên, khai thác thế nào để kênh bán hàng này thật sự hiệu quả thì đòi hỏi DN phải có sự đầu tư nghiên cứu về thói quen tiêu dùng, văn hóa tiêu dùng cho từng ngành hàng, từng dòng sản phẩm".
 

Theo Minh Hào
DNSG

.