Xây dựng nền kinh tế bền vững không phụ thuộc
Cập nhật lúc 11:27, Thứ hai, 14/07/2014 (GMT+7)
Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam đã làm xáo động an ninh chính trị, xã hội và cả kinh tế của Việt Nam và các nước trong khu vực. Làm cách nào để phát triển nền kinh tế đất nước không phụ thuộc đã trở thành một câu hỏi cấp bách với nhiều nhà kinh tế, quản lý. Ở góc nhìn kinh tế, tôi mạn phép đánh giá lại thực trạng và nêu ra một số giải pháp để góp phần gỡ rối vấn đề trên. (giàn khoan HD 981, Trung Quốc, phụ thuộc)
(BVPL) - Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam đã làm xáo động an ninh chính trị, xã hội và cả kinh tế của Việt Nam và các nước trong khu vực. Làm cách nào để phát triển nền kinh tế đất nước không phụ thuộc đã trở thành một câu hỏi cấp bách với nhiều nhà kinh tế, quản lý. Ở góc nhìn kinh tế, tôi mạn phép đánh giá lại thực trạng và nêu ra một số giải pháp để góp phần gỡ rối vấn đề trên.
Khuyến khích phát triển kinh tế không phụ thuộc
Như vậy, việc độc lập về kinh tế, không phụ thuộc là chủ trương đúng đắn. Việc xây dựng chiến lược quốc gia để phát triển kinh tế bền vững mà không phụ thuộc là vấn đề cần nghiên cứu cấp bách, có tính then chốt rất cần các nhà hoạch định chính sách bắt tay thực hiện.
Theo tôi, thứ nhất, chúng ta cần giảm tỷ trọng hàng nông sản như sắn, hoa quả, gạo hoặc cao su thô (nông sản thô, giá trị thấp) trước đây xuất đi Trung Quốc. Với tình hình biển Đông hiện nay đã làm tồn kho nông sản tăng, do vậy nhà nước cần có chính sách ưu đãi mạnh mẽ như lãi suất, thuế, đất đai cho lĩnh vực chế biến nông sản hướng về xuất khẩu giá trị cao. Từ đó, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước thu mua nông sản, giữ giá cả nông sản thô được ổn định lâu dài, nông dân ổn định trồng trọt chuyên canh.
Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để kêu gọi đầu tư vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu. Thông qua đó giải quyết công ăn, việc làm cho công nhân Việt Nam.
Thứ ba, một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam quá tập trung vào một số thị trường tạo nên sự phụ thuộc nên phải chuyển đổi xuất khẩu qua nhiều thị trường khác nhau để ổn định sản xuất. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi để khuyến khích thay đổi công nghệ mới giúp sản phẩm đạt chuẩn và vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước phát triển.
Thứ tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia một số lĩnh vực đấu thầu và cung cấp thiết bị ở các ngành trọng điểm như điện, thông tin viễn thông và một số ngành kinh tế khác. Để có được điều này, các ngân hàng phải có chính sách hỗ trợ vốn, tạo điều kiện và cho doanh nghiệp Việt Nam vay với lãi suất ưu đãi...
Th.s Nguyễn Tuấn Tú
.