Chủ trì buổi tọa đàm có nhà báo Nguyễn Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống.

Khách mời tham dự buổi tọa đàm gồm có: Đại biểu quốc hội Nguyễn Quang Huân – Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT công ty CP Halcom Việt Nam; ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường; ông Nguyễn Văn Hoàn – Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh; ông Lương Ngọc Khánh – Trưởng Phòng Quản lý thoát nước, Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng; ông Nguyễn Thành Lam – Vụ Quản lý chất thải, Tổng Cục môi trường.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh buổi Tọa đàm.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, nhà báo Nguyễn Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chia sẻ: "Các đô thị tại Việt Nam hiện nay đang phát triển rất nhanh khiến cho việc thoát nước, xử lý nước thải đô thị ngày càng nan giải, vấn đề đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng còn nhiều hạn chế.

Nhiều tỉnh, thành phố quy hoạch hạ tầng không đồng bộ, không theo kịp sự phát triển của đô thị. Cùng với đó là, việc thiếu hụt hạ tầng kỹ thuật xử lý nước thải, thiếu cơ chế kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhiều hệ thống xử lý công nghệ chưa phù hợp, đã dẫn tới tình trạng nước thải sinh hoạt đô thị không được xử lý vẫn ngang nhiên xả ra môi trường, đe dọa đến môi trường sinh thái và trở thành thách thức lớn cho các đô thị ở Việt Nam."

leftcenterrightdel
 Nhà báo Nguyễn Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chủ trì Tọa đàm.

Mục đích buổi tọa đàm nhằm trao đổi, ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước về thực trạng những tồn tại, khó khăn và đề xuất các giải pháp trong công tác xử lý nước thải sinh hoạt đô thị ở Việt Nam.  

Trao đổi về thực trạng xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân – Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Halcom Việt Nam cho biết:

"Chúng ta có thể thấy bức tranh toàn cảnh về xử lý nước thải ở các đô thị trên cả nước, khoảng 80% đến 90% nước thải đang bị xả thẳng ra môi trường cho thấy năng lực xử lý nước thải đang rất thấp, có thể thấy các chính sách, chế tài, cơ chế, năng lực quản lý,… đang có vấn đề. Tình trạng này tiếp diễn thì chỉ 20 đến 30 năm nữa con cháu chúng ta sẽ không có nước sạch để dùng."

leftcenterrightdel
 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân – Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT công ty CP Halcom Việt Nam.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Lam – Chuyên viên chính Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường nêu ra những bất cập đó là, thu gom và xử lý nước thải cần nguồn vốn rất lớn, nhưng trên thực tế nước ta chưa thu hút được đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực này.

"Quá trình đô thị hóa không đi kèm với phát triển hạ tầng nên việc thu gom nước thải và xử lý nước thải còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay ở Việt Nam, quá trình đô thị hoá nhanh đòi hỏi vấn đề thu gom xử lý mang tính lâu dài.

Tại các đô thị ở Việt Nam đa số là hệ thống xử lý nước thải chung mà hiện nay theo quy định, cần hệ thống riêng, tách 2 hệ thống song hành. Bên cạnh đó, việc hình thành các khu công nghiệp diễn ra nhanh nên mật độ xây dựng tăng, mà đường ống được làm tư lâu nên nhỏ, chưa phù hợp với sự phát triển đô thị, dẫn đến nhu cầu không đủ, do vậy việc nâng cấp mở rộng xây dựng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân là do không có kinh phí, chỉ có từ nguồn ngân sách nhà nước, ODA, khó khăn trong quá trình cấp vốn. Hơn nữa, việc quản lý cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các cơ quan quản lý cần phải có sự đồng bộ."

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Thành Lam – Chuyên viên chính Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nêu ra 4 nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:

"Thứ nhất, do cơ sở hạ tầng về xử lý nước thải đang gặp nhiều khó khăn bất cập, không theo kịp quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá.

Thứ hai, là do ý thức trách nhiệm của bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn đô thị, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

Thứ ba, nguyên nhân gián tiếp là do quy hoạch về cấp thoát nước còn nhiều bất cập nên gặp nhiều thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp.

Thứ tư, là hiếu cơ chế thu hút, khuyến nghị đầu tư, thị trường chưa được khai thác, các điều kiện để nhà đầu tư triển khai kinh doanh có hiệu quả."

Ông Nguyễn Văn Hoàn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh chia sẻ: "Việc thu gom nước thải và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang được thực hiện rất tốt, Bắc Ninh hiện có 2 thành phố là Bắc Ninh và Từ Sơn, tỉnh luôn quan tâm vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng, nhà máy của thành phố Bắc Ninh xử lý được 30% lượng nước thải. Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn đã xử lý 70% lượng nước thải của thành phố Từ Sơn"

leftcenterrightdel
Ông Lương Ngọc Khánh – Trưởng Phòng Quản lý thoát nước, Cục Hạ tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng.

Những bất cập, tồn tại cần tháo gỡ trong công tác quản lý nước thải sinh hoạt 

Theo ông Nguyễn Quang Huân, thực hiện pháp luật liên quan đến quản lý nước thải sinh hoạt hiện nay đang có vướng mắc giữa quy định chặt chẽ và khả năng đáp ứng thực tế như quy hoạch đất bố trí nơi xây dựng nhà máy xử lý… Chính sách đã bám vào các quy định, 2013 hội nghị 7 khóa XII, Nghị quyết 34, nghị quyết về bảo vệ môi trường, tầm nhìn xa của Đảng trong đó có các chỉ tiêu cụ thể về xử lý nước thải, nghị quyết 16, 32 kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đều đề cập đến vấn đề môi trường. Ngoài ra, các bộ, ban, ngành đều có những chính sách quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, vấn đề về công nghệ, chúng ta có thể tùy thuộc vào từng vùng, địa phương mà áp dụng công nghệ. Nhìn chung, chúng ta cần chuyển đổi không sử dụng theo hướng hoạt động công ích, kêu gọi đầu tư tư nhân, cổ phần hóa công ty cấp nước, xử lý nước thải chuyển đổi, theo kinh tế thị trường. Hiện nay, có thể thấy chính sách đã có, bắt tay vào thực hiện cần cụ thể hơn, bắt tay vào hướng kinh tế thị trường để thực hiện theo hướng bền vững hơn.

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Đồng nhấn mạnh: Với tình trạng hệ thống hạ tầng xử lý như hiện nay thì sẽ còn xa mới đáp ứng được nhu cầu. Đây cũng là vấn đề mang tính khách quan, để đảm bao được hạ tầng thì chúng ta cần sự đầu tư vô cùng lớn.

Theo tính toán sơ bộ để xử lý tối thiểu cần 20 tỉ đô la. Đây là 1 lượng kinh phí lớn không dễ gì đáp ứng được. Vấn đề đặt ra là cần giải pháp khắc phục. Cần rà soát lại từ bước cơ chế chính sách, đến nguồn nước, đến công nghệ.

Thực tế thiếu kinh phí nhưng nếu có cơ chế chính sách tốt sẽ quy đổi được sự nâng cấp cơ sở hạ tầng. Về công nghệ, từ trước đến nay chúng ta vay vốn ODA nên chấp nhận công nghệ nước ngoài, nếu tương lai chúng ta chủ động được nguồn tài chính thì tôi tin rằng chúng ta có nguồn lực về công nghệ trong nước.

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Văn Hoàn – Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.

"Là một địa phương, tỉnh Bắc Ninh xác định quy mô xử lý nhà máy xử lý nước thải, nên tỉnh xác định vị trí quy hoạch, khu đất dành riêng cho xử lý nước thải, có mục tiêu ưu tiên đầu tư cho việc xử lý nước thải. Từ năm 2015, khu nhà ở, mạng lưới xử lý nước thải riêng, có nhà máy về sau sẽ đấu nối tiếp vào. Khó khăn, kinh phí cho đầu tư nhà máy thu gom, xử lý nước thải lớn, kinh phí cho xây dựng nhà máy có thể lên đến 180 tỷ" - Ông Nguyễn Văn Hoàn cho biết.

Theo ông Nguyên Thế Đồng, đối với Việt Nam, để đạt được mức độ quản lý môi trường nước đang là sự mơ ước. Chúng ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, việc học tập kinh nghiệm, hợp tác rất quan trọng để có thể đẩy nhanh xử lý ô nhiễm.

"Thứ nhất, Việt Nam có thể xem lại các hệ thống chính sách cơ chế hiện hành, để khơi thông nguồn lực quốc gia, phát triển hợp tác quốc tế.

Thứ 2 là về nguồn lực, chúng ta biết nguồn lực trong nuớc và quốc tế rất quan trọng. Nước ta cần thay đổi chính sách theo hướng xã hội hoá, theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, làm sao để công tác này phải có nguồn thu."

"Hiện nay, Bộ Xây dựng cũng đang bắt đầu triển khai các chính sách như sửa đổi các công trình thoát nước bên ngoài, các quy chuẩn hạ tầng kỹ thuật, đầu tư triển khai lĩnh vực thoát nước. Chủ trương đề xuất sửa đổi các Nghị định về Hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước, cây xanh, trình chính phủ phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng. Đề xuất Luật cấp thoát nước trình Quốc hội thông qua năm 2023-2024. Bên cạnh đó, làm sao nâng cao được chính sách người dân sẽ phải trả tiền để đảm bảo trách nhiệm của người dân đối với bảo vệ môi trường"- Ông Lương Ngọc Khánh chia sẻ.

Với tư cách là ĐBQH tỉnh Bình Dương, ông Huân cho biết, đối với tỉnh Bình Dương đã có những chính sách thu hút đầu tư rất tốt, đảng bộ tỉnh Bình Dương kêu gọi đầu tư rất sớm, có xử lý nước thải, rác thải nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ so với thực tế, tỉnh đã có chính sách xây dựng thành phố thông minh, đáng chú ý sẽ có dữ liệu thông tin đảm báo minh bạch về tình hình môi trường trên địa bàn.

leftcenterrightdel
Nhà báo Khánh Toàn – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tặng hoa cho các khách mời tham dự tọa đàm. 

Đặc biệt, chuyển đổi số phù hợp với chính sách, kêu gọi đầu tư đảm bảo heo hướng bền vững. Tại tỉnh Bình Dương, có hai chính sách, đó là bền vững về kỹ thuật và về Tài chính. Cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Khoa học và Công nghệ có những hướng dẫn về công nghệ, các Bộ Xây dựng, Bộ TN&MT có hướng dẫn cụ thể không chỉ với Bình Dương mà các địa phương khác để phát triển lâu dài và bền vững.

Giang Anh