Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/ Dân Việt chia sẻ: Nghề nuôi cấy ngọc trai ở nước ta ra đời được 50 năm, sớm so với các nước Đông Nam Á, nhưng lại chậm phát triển. Do chậm phát triển, nhiều công ty nuôi cấy ngọc trai trong nước đã ngừng sản xuất hoặc chuyển đổi sang kinh doanh hàng trang sức ngọc trai.

Ông Nguyễn Văn Hoài cũng cho biết, kể từ năm 1967, chúng ta đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về nuôi trai lấy ngọc có giá trị áp dụng vào thực tiễn cao. Với các quy trình công nghệ này, sản xuất không còn phụ thuộc nước ngoài. Việt Nam hoàn toàn chủ động tổ chức sản xuất khép kín, tiêu thụ sản phẩm ngọc trai các loài cho ra ngọc có nhân cứng kích thước và độ dày không thua kém như nhập khẩu.

leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/ Dân Việt (đứng giữa) tặng hoa các vị khách mời tham gia Tọa đàm. (ảnh: Viết Niệm).

Ông Nguyễn Văn Hoài chia sẻ thêm, trước cuộc tọa đàm trực tuyến này, Đại biểu Quốc hội, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi có chia sẻ, ông rất tâm huyết với chương trình rằng ngọc trai là ngành rất rất tiềm năng nhưng vì sao các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư lại phải rất chật vật? làm sao để nuôi trồng, sản xuất, chế tác ngọc trai trở thành ngành mũi nhọn gắn với biển?

“Câu chuyện tham gia của Nhà nước như thế nào? Hướng đi của doanh nghiệp ra sao? Thông tin tới người tiêu dùng để hiểu đúng giá trị của ngành này hy vọng sẽ phần nào được gợi mở trả lời qua trực tuyến online và offline chiều hôm nay của chúng ta” – Phó Tổng biên tập Nguyễn Văn Hoài nhấn mạnh.

Tại buổi tọa đàm, các vị khách mời đã tập trung thảo luận, chia sẻ và giải đáp các vấn đề mà bạn đọc quan tâm, đặt nhiều câu hỏi như: Hiện trạng nuôi cấy ngọc trai; thực tế, thách thức, vận hội; nhận biết phân biệt được đâu là ngọc trai biển, ngọc trai nuôi nước ngọt; tác dụng, giá trị của ngọc trai cũng như cách chọn ngọc trai biển…

Việt Nam có trên 3.200 km bờ biển, trên 3.000 hòn đảo, trong đó có trên 150 hòn đảo có người sinh sống. Tổng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta khoảng 2.621.658 ha, trong đó diện tích mặt nước mặn 568.424 ha và nước ngọt 923.234 ha. Đối tượng nuôi biển chủ yếu cá, tôm, cua, ghẹ, sò, ngao, tu hài, hầu. Diện tích chưa sử dụng 1.556.658, bằng 59,377%, trong đó mặt nước mặn 453.424 ha. Những diện tích mặt nước mặn này được cho là rất phù hợp với nghề nuôi trai lấy ngọc…

PV