6 năm kể từ khi thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái lớn nhất trong vòng 80 năm, bức tranh kinh tế toàn cầu dường như vẫn chưa xuất hiện nhiều điểm sáng trở lại.


Nhiều người cũng lạc quan về tình hình ở Mexico khi các cải cách quan trọng trong ngành năng lượng bắt đầu phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Giá thực phẩm đã đẩy lạm phát của Brazil tăng 10% trong suốt cuộc khủng hoảng trầm trọng và mọi chuyện thậm chí còn có thể tồi tệ hơn.

Nga, nền kinh tế được dự báo gặp nhiều khó khăn do giá dầu giảm và tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, được đánh giá đã vượt qua đáy khủng hoảng. Tổng thống Vladimir Putin, trong cuộc họp báo lớn thường niên tổng kết tình hình cả năm 2015 tuyên bố dòng vốn đổ vào thị trường Nga chứng tỏ mối quan tâm của các nhà đầu tư. Những dấu hiệu ổn định trong hoạt động kinh doanh kể từ quý II đã khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong tháng 9 và 10 bắt đầu tăng nhẹ 0,1-0,3%, sản lượng công nghiệp cũng tăng sau 5 tháng giảm.

Đặc biệt việc dòng rút vốn giảm, thậm chí bắt đầu tăng từ quý III vừa qua càng chứng tỏ các nhà đầu tư đã quan tâm đến kinh tế Nga và muốn làm việc tại đây. Một con số khá ấn tượng về kinh tế Nga những tháng cuối năm, đó là dự trữ vàng và ngoại tệ vẫn đạt 364,4 tỉ USD. Mặc dù kim ngạch chung giảm, song xuất siêu vẫn đạt 126,3 tỉ USD.

Trong bối cảnh bức tranh kinh tế thế giới phục hồi chưa đồng đều, giới phân tích cho rằng triển vọng toàn cầu năm 2016 sẽ vẫn có sự phân hóa về tăng trưởng với hai xu hướng. Một là củng cố sự phục hồi của các nước phát triển với mức tăng trưởng trung bình khoảng 2%, theo đó sau giai đoạn khủng hoảng, các nước phát triển cơ bản thoát khỏi khủng hoảng, đang trong giai đoạn phục hồi và có sự phục hồi chắc chắn hơn.

Xu hướng thứ hai là các nước mới nổi sẽ phải hứng chịu nhiều sức ép trong năm 2016, từ năng lực nội tại yếu đến việc suy giảm tốc độ tăng trưởng do bất lợi về giá nguyên liệu đầu vào, cũng như do sự bất ổn từ việc FED nâng lãi suất. Những yếu tố này có thể dẫn đến tình trạng giảm tốc mạnh ở các nước mới nổi với mức tăng trưởng dự đoán giảm chỉ còn khoảng 2,4%  và kịch bản về cuộc khủng hoảng tài chính mới ở những nước này vẫn chưa hoàn toàn loại trừ.

 

Theo Công an nhân dân

.