leftcenterrightdel
 Quang cảnh phiên làm việc của Quốc hội sáng 15/6.

Cần làm rõ hơn phân cấp chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí

Phát biểu thảo luận, đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh đề nghị làm rõ hơn trong Chương 1, đưa điều, khoản về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào trong chương này. Bởi vì sau khi kết thúc Chương 1 bước sang Chương 2, tại Điều 9 đã quy định quyền hạn, nhiệm vụ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam điều tra cơ bản về dầu khí và do cơ quan nhà nước quản lý thực hiện hoặc giao nhiệm vụ cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tổ chức, cá nhân thực hiện bằng kinh phí được bố trí từ dự toán ngân sách nhà nước.

Tiếp theo Điều 14 nhấn mạnh là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dầu khí phải ký kết hợp đồng dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Điều 21 quy định quyền hạn, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch đấu thầu hoặc đề nghị áp dụng hình thức. Do đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần làm rõ hơn phân cấp chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí ngay tại Chương 1 thì các điều khoản sau đọc sẽ logic hơn.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh.

Hiện dự thảo Luật không có một chương đề cập đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực dầu khí. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung một chương về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, vì dầu khí là tài nguyên quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng và góp phần đảm quốc phòng, an ninh.

Về lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng dầu khí tại Chương 3, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị nên soạn thảo trên cơ sở tôn trọng pháp luật đấu thầu...

Cải cách mô hình quản trị doanh nghiệp Nhà nước

Đóng góp ý kiến về công tác điều tra cơ bản dầu khí trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội quan tâm đến việc ủy quyền quản lý Nhà nước đối với một số nội dung kinh tế kỹ thuật cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia nhằm đảm bảo tăng cường tính tự chủ, tăng cường trách nhiệm của Tập đoàn, bảo đảm bảo hiệu quả hơn trong phát triển ngành Dầu khí.

Đại biểu cho biết, trong lịch sử, nước ta đã có Tổng cục Dầu khí đảm nhiệm đồng thời cả hai nhiệm vụ là quản lý nhà nước và đầu tư phát triển, thúc đẩy phát triển ngành dầu khí. Nếu bây giờ chúng ta trao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia một số chức năng quản lý Nhà nước nhưng chỉ trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật để hoạt động hiệu quả hơn là một chủ trương thích hợp. Ngoài ra, việc tăng cường phân cấp, đảm bảo tính tự chủ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia cũng là một vấn đề rất quan trọng để nâng cao tính tự chủ về hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà nước.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH Thành phố Hà Nội.

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, hiện nay, việc quản lý doanh nghiệp Nhà nước ta đang có vấn đề. Đó là chúng ta đang có Bộ chuyên ngành quản lý, Ủy ban quản lý vốn tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, phải nói rằng, mô hình quản trị doanh nghiệp Nhà nước còn hạn chế nên để đảm bảo hiệu quả cho khu vực này thì cần đến những cải cách. Vì thế, những biện pháp định áp dụng với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia là sẽ là những thí điểm để có thể mở rộng ra trong các lĩnh vực khác của khu vực doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này.

Đánh giá kỹ lưỡng hơn về các nhóm chính sách

Tham gia phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Lưu Văn Đức - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk cho rằng, nhiều nội dung của dự thảo Luật chưa thống nhất với các quy định pháp luật về đấu thầu, đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp…

Đại biểu cho rằng, việc ban hành luật nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện có, phù hợp với tình hình thực tiễn, thông lệ quốc tế. Đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng hơn về các nhóm chính sách để đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật của nước ta.

leftcenterrightdel
 Đại biểu Lưu Văn Đức - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk.

Cho rằng một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động dầu khí là chế biến sản phẩm dầu khí, đặc biệt là khâu vận chuyển và chế biến dầu khí. Tuy nhiên các nội dung này lại chưa thấy đề cập một cách rõ nét trong dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, thực trạng cho thấy, trữ lượng dầu trong nước ngày càng ít đi, đặt ra vấn đề quản trị nguồn tài nguyên quan trọng này như thế nào; công nghiệp chế biến sản phẩm dầu khí trong mối quan hệ với hoạt động tìm kiếm, khai thác dầu khí ra sao; làm sao để bảo đảm an ninh năng lượng từ việc phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí chứ không phải chỉ là hoạt động tìm kiếm, khai thác đơn thuần? Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thấu đáo về vấn đề này.

Phân cấp, phân quyền mạnh gắn với kiểm tra, giám sát

Thay mặt ban soạn thảo dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết, về điều tra cơ bản và dầu khí, đây là hoạt động rất quan trọng do Nhà nước thống nhất quản lý. Trước đây EVN sử dụng quỹ thăm dò dầu khí phục vụ điều tra cơ bản về dầu khí và tìm kiếm thăm dò dầu khí. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không cho phép lập quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí.

leftcenterrightdel
 Thay mặt ban soạn thảo dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu.

Do đó, việc bố trí kinh phí phục vụ điều tra cơ bản dầu khí từ nguồn lực của Nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước và nguồn lợi sau thuế và nguồn các tổ chức, cá nhân khác là cần thiết và đồng bộ với quy định của pháp luật về khoáng sản.

Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, nghiên cứu và bổ sung các quy định, nguyên tắc về cơ chế giao nhiệm vụ thực hiện điều tra cơ bản, cơ chế thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí, các hình thức ưu đãi đối với điều tra cơ bản….

Về hợp đồng dầu khí, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An nhấn mạnh, đây là một chương rất quan trọng trong dự thảo Luật. Dự thảo Luật cũng đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến các bộ, ngành liên quan. Dự thảo Luật quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hợp đồng dầu khí và giao cho EVN ký kết. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi theo hướng Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt nội dung cơ bản của hợp đồng dầu khí, còn lại giao EVN phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung chi tiết hoạt động dầu khí.

Về vấn đề này, cơ quan chủ trì soạn thảo thiết kế theo tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh gắn với kiểm tra, giám sát. Theo đó, đã quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp dầu khí và nội dung hợp đồng dầu khí. Hợp đồng dầu khí là thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa Nhà nước và nhà thầu dầu khí có nhiều nội dung đặc thù có liên quan đến quốc phòng, an ninh…

Vũ Cảnh