Tham dự lễ khai trương có đồng chí Võ Văn Thưởng-Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; các đồng chí lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương cùng các nhà báo lão thành có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí nước nhà.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Thuận Hữu-Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân đã cho biết Bảo tàng Báo chí Việt Nam ra đời là niềm mong mỏi và là thành quả cho sự cố gắng không ngừng nghỉ trong suốt bao năm nay của nhiều nhiệm kỳ Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam cũng như của đông đảo các nhà báo, các cộng tác viên trong cả nước với mong muốn lưu giữ, tôn vinh và quảng bá những di sản, tư liệu quý giá về nền báo chí Việt Nam đến với công chúng.

leftcenterrightdel
 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại buổi Lễ.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục tiến hành sưu tầm và chỉnh lý các nội dung trưng bày để đây sẽ là nơi xứng đáng đại diện cho một nền báo chí anh hùng, nhân văn và tiến bộ của nước nhà đồng thời cũng góp phần truyền tải sinh động những giá trị hào hùng, thiêng liêng của quá khứ đến với thời đại ngày nay.

Thay mặt Hội Nhà báo Việt Nam, ông cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới Bảo tàng sẽ tiếp tục nhân được sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành và đặc biệt là của lãnh đạo Văn phòng chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Bộ Thông tin-Truyền thông cùng các đồng nghiệp phóng viên nhà báo xa gần để bảo tàng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ là một điểm đến nhân văn và bổ ích trong mắt công chúng.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Thuận Hữu-Chủ tịch Hội Nhà Báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân phát biểu tại buổi Lễ.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam có diện tích gần 15.000 m2, được bày trí theo 5 giai đoạn :Từ 1865 – 1925, từ 1925 – 1945, từ 1945 – 1954, từ 1954 – 1975,  từ 1975 đến nay. Trưng bày tại bảo tàng gồm có hơn 20.000 hiện vật và tư liệu, trong đó có khoảng 700 hiện vật quý báu, giá trị, phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhấn mạnh: “Sự ra đời của Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và xã hội đối với báo chí và đáp ứng lòng mong mỏi của đội ngũ nhà báo. Tôi cho rằng các không gian trưng bày của bảo tàng không chỉ nhằm tái hiện lịch sử báo chí gắn liền với lịch sử lập nước, kiến quốc, tôn vinh các thế hệ làm báo, lưu giữ và phát huy các giá trị, di sản báo chí mà còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống lịch sử văn hóa góp phần nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cho các nhà báo trẻ, giúp công chúng hiểu hơn về sự nỗ lực và hi sinh của các thế hệ nhà báo Việt Nam”.

leftcenterrightdel
 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và các đại biểu tham quan bảo tàng.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao sự đóng góp của các nhà báo và gia đình nhà báo, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí trong việc sưu tầm các nguồn tư liệu cho bảo tàng, đồng thời mong muốn bảo tàng sẽ đi vào hoạt động hiệu quả, không ngừng trau dồi, nâng cao chất lượng, nỗ lực sáng tạo, tạo môi trường hiện đại, lý tưởng để thu hút thành công sự quan tâm, tìm hiểu của đông đảo tầng lớp nhân dân.

Một số gian trưng bày của Bảo tàng:

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Hà Huyền-Vũ Dương