Theo báo cáo của UBND thành phố Đà Nẵng, sau 20 năm thực hiện chương trình thành phố "5 không," thành phố Đà Nẵng đã cơ bản đạt được những kết quả tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng.

Đối với mục tiêu "không có hộ đói”, toàn thành phố có 850 hộ đói sau 2 năm thực hiện đã xóa hết hộ đói. Thành phố Đà Nẵng chuyển sang “không có hộ đặc biệt nghèo”, đến nay, cơ bản không còn những hộ nghèo đặc biệt khó khăn như tên gọi của chương trình.

Mục tiêu “không có người mù chữ” chuyển sang “không có học sinh bỏ học” năm 2009. Bằng sự quyết tâm của các cấp, các ngành đã vận động được 307 học sinh bỏ  học trở lại lớp, 657 học sinh bot học chuyển sang học bổ tục hoặc học nghề. Tập trung phổ cập tất cả các cấp học, nhất là không để học sinh phải nghỉ học vì lý do kinh tế.

leftcenterrightdel
 Thành phố Đà Nẵng đã tập trung phổ cập tất cả các cấp học, nhất là không để học sinh phải nghỉ học vì lý do kinh tế. 

Mục tiêu “Không có người lang thang xin ăn” được duy trì hàng ngày, hàng giờ và trở thành thương hiệu của thành phố Đà Nẵng được du khách bạn bè gần xa biết đến. Trong 20 năm, TP đã tiếp nhận xử lý kịp thời hơn 5.000 trường hợp liên hệ với gia đình đưa về quản ký, giáo dục. Đồng thời tập trung vào các Trung tâm 4.409 trường hợp.

Mục tiêu “không có người nghiện ma túy không được kiểm soát trong cộng đồng và không có giết người để cướp của” là nhiệm vụ khó, nhưng với sự vào cuộc quyết tâm tích cực của cả hệ thống chính trị với các giải pháp đột phá nên tình trạng người nghiện được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng giết người để cướp của giảm đến mức thấp.

Từ năm 2000 đến nay các lực lượng chức năng đã lập hồ sơ xử lý 23.484 trường hợp, xử lý hình sự 2.247 lượt đối tượng nghiện phạm tội về ma túy. Hiện nay có hồ sơ theo dõi 4.220 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ 59 đối tượng, áp dụng các biện pháp quản lý, kiên quyết không để xảy ra các vụ việc ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh trật tự.

Với 15 năm thực hiện chương trình "3 có" với mục tiêu “Có nhà ở”, thành phố Đà Nẵng đã tập trung đầu tư xây dựng các khu ký túc xá cho sinh viên, khu nhà ở cho công nhân, khu chung cư và đã giải quyết bố trí cho thuê gần 10.000 căn hộ đã góp phần giảm tải áp lực về chỗ ở cho người dân an cư mới lạc nghiệp. Hàng năm, bình quân giải quyết việc làm cho gần 30.000 lao động góp phần tạo việc làm tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho người lao động.

Mục tiêu “Có nếp sống văn hóa văn minh đô thị gắn với Chỉ thị 43 của Thành ủy” đã được triển khai quyết liệt, với nhiều biện pháp được tăng cường về xử lý hành chính cũng như xử lý hình sự đối với các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm.

Năm 2016, Đà Nẵng đề ra chương trình thành phố 4 an: “an ninh trật tự - an toàn giao thông - an toàn thực phẩm - an sinh xã hội” đã đạt được kết quả nhất định ở các lĩnh vực đầu tư xây dựng, chỉnh trang, xử lý các điểm đen giao thông, nút giao thông tránh ùn tắc và tăng cường lực lượng kiểm tra xử phạt trên 200 ngàn trường hợp.

Từ năm 2017-2019 đã bắt xử lý  1.432 đối tượng, thu hồi tài sản khoảng 30 tỷ đồng. Đấu tranh triệt phá nhiều băng nhóm, đường dây tổ chức đánh bạc, cướp giật,… Phát hiện khởi tố 54 vụ/88 bị can, xử lý vi phạm hành chính 446 vụ vi phạm trong lĩnh vực thương mại, vận chuyển, buôn bán hàng cấm… Thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm độc lập, lực lượng kiểm tra nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ngộ độc thức an, sử dụng hóa chất trong chế biến thực phẩm...

leftcenterrightdel
  Chương trình "thành phố 4 an" ở Đà Nẵng đã đạt được kết quả nhất định ở các lĩnh vực đầu tư xây dựng, chỉnh trang, xử lý các điểm đen giao thông, nút giao thông tránh ùn tắc và tăng cường lực lượng kiểm tra xử phạt trên 200 ngàn trường hợp.

Đóng góp ý kiến, định hướng, thay đổi, bổ sung các mục tiêu trong chương trình "3 có"  phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, ông Nguyễn Hữu Chiến - nguyên Phó giám đốc Sở VH-TT thành phố Đà Nẵng cho rằng đề án “xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị ” trong chương trình "3 có" gắn với thực hiện chỉ thị 43-CT/TU có nội dung tương đồng, lồng ghép trong nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Vì vậy cần có sự khảo sát, đánh giá, so ánh để tham mưu phân loại nội dung , có định hướng trong việc triển khai Đề án và các chương trình một cách có hiệu quả

Tiếp tục điều chỉnh và cập nhật nội dung nhằm ban hành triển khai trong giai đoạn mới với tên gọi “Xây dựng thành phố Đà Nẵng Văn hóa - Văn Minh” theo chu kỳ 5 năm.

Theo ông Bùi Văn Tiếng - nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng đề xuất tích hợp các mục tiêu chưa hoàn thành của chương trình "5 không", "3 có" tiếp tục đồng hành với chương trình thành phố “4 an”. Chẳng hạn như, tích hợp các mục tiêu “không có người lang thang xin ăn”, “có nhà ở” và “có việc làm” vào mục tiêu “an sinh xã hội” trong chương trình thành phố "4 an", đồng thời tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu “an sinh xã hội” năm 2020, trong đó hướng mạnh đến việc tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững theo chuẩn đa chiều, Đà Nẵng có thể yên tâm kết thúc vai trò lịch sử của mục tiêu “không có hộ đặc biệt nghèo” trong chương trình thành phố “5 không”.

leftcenterrightdel
 3 chương trình này được xem là những chương trình có tính nhân văn, là nét riêng có của thành phố Đà Nẵng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Trung Chinh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, 3 chương trình này được xem là những chương trình có tính nhân văn, là nét riêng có của thành phố Đà Nẵng.

 Các chương trình này được nhiều tỉnh thành học tập và đạt được những kết quả trên thực tế, có sự lan tỏa tác động rất lớn và sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân. Nhờ chương trình này mà sự phát triển kinh tế xã hội đô thị và đời sống nhân dân thay đổi theo chiều hướng tích cực, rõ nét.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Đà Nẵng còn phải đối mặt với các vấn đề xã hội hiện nay như: tình trạng trẻ em bị bạo hành và xâm hại, người xin ăn biến tướng, người nghiện sử dụng các loại ma túy tổng hợp như thuốc lắc, ma túy đá, độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa có xu hướng gia tăng... đang là vấn đề bức xúc đặt ra trong thời gian đến.

Kế thừa, phát huy những kết quả đạt được của chương trình thành phố “5 không,” “3 có” và “4 an,” Đà Nẵng dự kiến sẽ tiếp tục giữ lại những mục tiêu phù hợp với thực tiễn hiện nay, đồng thời bổ sung, thay thế, nâng tầm các mục tiêu trong chương trình.

leftcenterrightdel
 Kế thừa, phát huy những kết quả đạt được của chương trình thành phố “5 không,” “3 có” và “4 an,” Đà Nẵng dự kiến sẽ tiếp tục giữ lại những mục tiêu phù hợp với thực tiễn hiện nay. 

Trong đó, với chương trình thành phố "5 không," Đà Nẵng dự kiến điều chỉnh mục tiêu “Không có học sinh bỏ học” chuyển sang “Không có trẻ em bị bạo hành trong gia đình và nhà trường” hoặc “Không xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em."

Với chương trình thành phố "3 có,” Đà Nẵng dự kiến sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu “Có nhà ở”; xem xét mục tiêu “có việc làm” có thể thực hiện hoặc lồng ghép trong chương trình an sinh xã hội; nếu lồng ghép thì có thể chuyển sang chương trình “có trách nhiệm học tập, sáng tạo, nâng cao chất lượng lao động và khởi nghiệp”...

Đà Nẵng chủ trương tiếp tục duy trì chương trình thành phố "4 an” để phát huy hiệu quả sau đáng mừng sau 5 năm thực hiện.

Tại hội thảo, với kinh nghiệm từ cơ sở thực tiễn, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng qua các thời kỳ đã chia sẻ các ý kiến về định hướng các mục tiêu chương trình, mục tiêu nào tiếp tục duy trì, mục tiêu nào cần điều chỉnh hoặc bãi bỏ và bổ sung thêm mục tiêu nào cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay theo định hướng Nghị quyết 43 và định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ (2020-2025).

 

Lê Tâm