leftcenterrightdel
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ  

Về vấn đề bạo lực học đường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian vừa qua có xảy ra một số vụ bạo lực học đường. Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ đang tích cực chỉ đạo, ban hành các văn bản liên quan đến vấn đề phòng chống bạo lực học đường; Bộ cũng tổ chức quán triệt toàn ngành để triển khai công việc này.

 Liên quan đến kỳ thi trung học quốc gia 2018, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc đổi mới thi kiểm tra đánh giá đã khắc phục tình trạng 1 năm có 3 kỳ thi liền kề. Chính phủ đã ban hành chương trình hành động giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đệ án với lộ trình đổi mới thi, hướng tới 1 kỳ thi chung và lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học và cao đẳng. Đồng thời từng bước khắc phục được sự không minh bạch, tiến tới một kỳ thi trung thực.

Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (đoàn Hòa Bình): Qua kết quả nghiên cứu của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em thì có 60% trẻ em sau các vụ xâm hại tình dục bị tổn thương ở các mức độ khác nhau, luôn mặc cảm, lo sợ và xa lánh mọi người.

“Trào lưu đập đá trong giới trẻ đang là cơn lốc ngầm khủng khiếp, gắn với các cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng tại các quán bar, vũ trường” – đại biểu Thủy cho biết.

Theo đại biểu đoàn Hòa Bình, đáng buồn và lo lắng không kém là bạo lực học đường. Theo thống kê của ngành Công an, trong quý I năm 2019, có 310 vụ bạo lực học đường, hàng loạt thông tin, clip đăng tải cảnh đánh đập hội đồng một học sinh. Nguyên nhân không hoàn toàn ở các em mà còn là trách nhiệm của những người chăm sóc, quản lý./.

 Tuy nhiên trong năm 2018 đã xảy ra tình trạng gian lận tại một số địa phương đặc biệt là khâu chấm thi gây nên bức xúc trong dư luận xã hội. Về vấn đề này, với trách nhiệm là tư lệnh ngành Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm khi để xảy ra những hạn chế trên trong ngành giáo dục.

Ngay sau khi nhận được phản ánh về sự việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thanh tra, kiểm tra. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đã phối hợp với Bộ Công an để điều tra xác minh và bước đầu đã có kết quả. Đồng thời Bộ đã tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm trong toàn ngành, do tính chất phức tạp của vụ việc, Bộ Công an vẫn tiếp tục điều tra và khởi tố bị can. Bộ Giáo dục cũng đưa ra quan điểm rõ ràng là nghiêm khắc chống gián lận, đưa ra khỏi ngành những cá nhân có dấu hiệu vi phạm đã được xác minh.

Đối với đạo đức nhà giáo, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay cả nước có gần 1,5 triệu giáo viên và cán bộ quản lý ngành giáo dục, phần lớn họ là những người tâm huyết say mê với nghề nghiệp, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục, tuy nhiên trong đó có một số bộ phận sa sút.

Khi xảy ra những vi phạm, Bộ đã kiên quyêt xử lý và đề nghị địa phương đưa ra khỏi ngành những giáo viên có tư chất đạo đức kém. Đồng thời Bộ cũng có nhiều biện pháp để tăng cường tuyên truyền và xây dựng các trương trình hỗ trợ cho giáo viên kỹ năng ứng xử sư phạm; tuyên truyền các tấm gương nhà giáo tốt./.

Xuân Hưng