Theo đó, Nghị định số 124/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ.

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 như sau: “a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: Đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác".

b) Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 2 như sau: "c) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm m Khoản 5 Điều 38 và Điểm b Khoản 4 Điều 39 Nghị định này".

c) Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 4 như sau: “a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A”.

d) Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 5 như sau: “b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo các nghị quyết, quyết định, chỉ thị và văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền.”.

leftcenterrightdel
 Lực lượng chức năng TP Hà Nội xử phạt các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 3 Điều 20 như sau: “e) Thực hiện xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, người đại diện của người đó, trừ trường hợp cấp cứu theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.".

Mặt khác, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 39 như sau: a) Bổ sung Khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:

"2a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết;

b) Thu cao hơn chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được bảo hiểm y tế thanh toán, trừ trường hợp khoản thu chênh lệch do sử dụng dịch vụ theo yêu cầu, do vượt quá phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.”;

b) Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 7 như sau: "a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 2 tháng đến 4 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Khoản 4, Điểm c Khoản 5 và các Điểm b, c, d, e Khoản 6 Điều này;".

Nghị định số 124/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

P.V