|
|
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: PV |
Tới dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Hoàng Văn Liên cùng với đại diện Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư và đại diện ban ngành Trung ương và Hà Nội.
Theo Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, năm 2022 là năm hệ thống Tòa án nhân dân tiếp tục phải hoàn thành nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng trong bối cảnh tình hình an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức mới. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội; sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ban, ngành ở Trung ương; sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; cùng với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tòa án các cấp nên TAND đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trọng tâm công tác đề ra và đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần cho sự phát triển của đất nước.
|
|
Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí phát biểu chúc mừng những kết quả của ngành Tòa án đạt được trong năm qua. |
Điển hình như: công tác xây dựng pháp luật cũng là một điểm sáng năm 2022. TAND tối cao cũng tích cực tham gia xây dựng thể chế; tăng cường công tác xây dựng và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật. Riêng năm đầu tiên nhiệm kỳ này, Quốc hội khóa XV đã ban hành 3 Pháp lệnh do Tòa án xây dựng. Ngoài ra, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành rất nhiều Nghị quyết, án lệ. Đáng mừng là, việc vận dụng án lệ trong xét xử đã được các Thẩm phán áp dụng thường xuyên.
Phát biểu tại hội nghị ngành Tòa án, Viện trưởng VKSND tối Lê Minh Trí đã chúc mừng những kết quả mà ngành Tòa án đã đạt được và tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra trong năm 2023. Đồng thời cho rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ, sự trao đổi thống nhất, đặc biệt là trong công tác dân sự, hành chính, ngành Tòa án và ngành Kiểm sát phải thống nhất với nhau, thẳng thắn trao đổi để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải; cùng nhau chia sẻ những khó khăn và cùng thực hiện tốt mục tiêu chung là hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã giao.
|
Ngoài ra, việc thực hiện các Nghị quyết lớn của Quốc hội về công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành tại Tòa án cao, không phải phải đưa ra xét xử, mang đến nhiều lợi ích cho xã hội; Nghị quyết về xét xử trực tuyến, mặc dù chưa được đầu tư cơ sở vật chất nhưng các địa phương nỗ lực, đã có hơn 5.000 vụ án được đưa xét xử trực tuyến; Ứng dụng công nghệ thông tin, đã đưa vào thử nghiệm phần mềm Trợ lý ảo vào hoạt động của Tòa án. Đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn tham gia vào các vụ án mà Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng chỉ đạo, với sự tham gia của các cơ quan tư pháp.
|
|
Theo Báo cáo của TAND tối cao, năm 2022, các Tòa án đã thụ lý 567.521 vụ, việc. |
Về công tác năm 2023, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, Ban Cán sự đảng, lãnh đạo TAND tối cao sẽ triển khai nhiều nội dung công việc quan trọng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng và tác động trực tiếp tới tổ chức và hoạt động của các TAND.
Cụ thể như: thực hiện quyết liệt các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử các vụ việc thuộc thẩm quyền. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi và quan trọng nhất của hệ thống Toà án để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, từ đó xây dựng Tòa án trong sạch, vững mạnh...
Đẩy mạnh triển khai thực hiện và cụ thể hóa các nhiệm vụ Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đặt ra cho hệ thống Tòa án nhân dân. Cụ thể hóa và triển khai trong thực tiễn các đề án về cải cách tư pháp đã được phê duyệt. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các đề án về cải cách tư pháp theo yêu cầu của Trung ương Đảng và Ban cán sự đảng TAND tối cao.
Cùng với đó, tăng cường xây dựng thể chế, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử. Tập trung nghiên cứu, đề xuất Quốc hội xây dựng và ban hành các dự án luật, pháp lệnh quan trọng như: Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức TAND; Luật Hội thẩm nhân dân; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Pháp lệnh về chi phí tố tụng;... tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất để nâng cao chất lượng xét xử.
“Trong năm 2023, Tòa án các địa phương phải có tối thiểu được 1 án lệ. Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào việc làm cho phần mềm trợ lý ảo thông minh hơn. Nếu không có coi như không hoàn thành nhiệm vụ”- Chánh án TAND tối cao nhấn mạnh.
Đồng thời, quán triệt đến các Tòa án tập trung chăm lo xây dựng Đảng gắn với xây dựng hệ thống TAND trong sạch, vững mạnh. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức cán bộ theo hướng đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, tiến tới xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án thanh liêm, chính trực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, có tấm lòng nhân ái. Quan tâm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, thẩm phán, để mỗi cán bộ, thẩm phán thấy rõ hơn trách nhiệm chính trị của mình trước Đảng, trước nhân dân. Rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong của TAND các cấp.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...
Theo Báo cáo của TAND tối cao, năm 2022, các Tòa án đã thụ lý 567.521 vụ việc, đã giải quyết được 504.681 vụ việc (đạt tỷ lệ 88,9%; cao hơn năm trước 7,7%). So với năm 2021, số vụ việc đã thụ lý tăng 29.944 vụ; đã giải quyết tăng 68.021 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án là 0,9%, đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết Quốc hội và Tòa án đề ra (không quá 1,5%).
Về các vụ án hình sự, bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội. Các Tòa án đã thụ lý 93.452 vụ với 178.830 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 91.312 vụ với 171.924 bị cáo; đạt tỷ lệ 97,71% về số vụ và 96,14% về số bị cáo, vượt 7,71% so với chỉ tiêu Tòa án đề ra. Chất lượng tranh tụng được bảo đảm. Đã tổ chức xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm.
Đã phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp tổ chức 8.322 phiên tòa rút kinh nghiệm. Các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động, đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Các Tòa án đã thụ lý 444.402 vụ việc; đã giải quyết, xét xử được 386.944 vụ việc; đạt tỷ lệ 87,07%, vượt 2,07% so với chỉ tiêu Tòa án đề ra…
|