Hội thi được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại Hội trường tầng 5, VKSND tỉnh Bình Định kết hợp với truyền hình trực tuyến từ đến VKSND cấp huyện và Văn phòng Đảng ủy VKSND tỉnh.
Dự có đồng chí Trần Văn Sang - Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Định, các đồng chí Phó Viện trưởng, Bí thư các chi bộ, Lãnh đạo cấp phòng, lãnh đạo VKSND cấp huyện.
Ban giám khảo có Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Huyện - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định, Tiến sĩ Phan Thanh Nhất - Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Bình Định, Thạc sĩ Phạm Trung Thuận - Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Định, Thạc sĩ; Nguyễn Hữu Lộc - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Thạc sĩ; Thái Văn Mừng - Chánh Thanh tra VKSND tỉnh Bình Định.
|
|
Trao giải cho các thí sinh đạt giải trong cuộc thi. |
Tham dự Hội thi có 20 đội đến từ 9 chi bộ trực thuộc Đảng bộ VKSND tỉnh Bình Định và 11 đơn vị VKSND cấp huyện.
Về nội dung và hình thức dự thi, mỗi đơn vị tham gia phần dự thi của mình dưới một trong các hình thức sau: Kể một câu chuyện về tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong đó, phần liên hệ thực tiễn bản thân phải gắn với lĩnh vực công tác mà bản thân đảm nhiệm, gắn với việc thực hiện lời dạy của Bác đối với người cán bộ kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
Kể một câu chuyện về quá trình thực hiện nhiệm vụ của bản thân hoặc đồng nghiệp thực hiện tốt lời dạy của Bác và rút ra ý nghĩa đối với thực tiễn công tác. Biểu diễn dưới dạng kịch, hoạt cảnh minh họa cho một nội dung về lời dạy của Bác đối với cán bộ ngành Kiểm sát, nêu bật ý nghĩa và việc thực hiện lời dạy của Bác. Trình bày hùng biện về một nội dung trong lời dạy của Bác và liên hệ thực tiễn gắn với lĩnh vực công tác mà bản thân đảm nhiệm. Thời gian dự thi của mỗi đội hoặc thí sinh không quá 15 phút.
Tại Hội thi có 20 tiết mục, gồm 9 tiết mục kể chuyện, 7 tiết mục thuyết trình, hùng biện, 4 tiết mục kịch.
Nội dung dự thi của các thí sinh khá đầy đủ, có phần mở đầu, phần nội dung và phần liên hệ với thực tiễn công tác của từng cá nhân đang đảm nhiệm. Nhiều thí sinh đã vận dụng tốt các phương pháp thuyết trình gắn với kể chuyện với những âm điệu nhẹ nhàng, đi vào lòng người đã làm rung động cảm xúc của người xem. Các thí sinh với lối diễn xuất thật độc đáo đã hóa thân thành công vào nhân vật trong câu chuyện kể đã tạo ra dấu ấn riêng mình trong Hội thi.
|
|
Một tiết mục trong cuộc thi. |
Có đơn vị thể hiện nội dung câu chuyện thật sự có ý nghĩa, thiết thực đối với cơ quan pháp luật, từ câu chuyện của Bác đã rút ra ý nghĩa, tính cần thiết phải nêu gương không những trong công tác, mà còn trong tham gia giao thông và các quan hệ xã hội khác như câu chuyện “Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền” của đơn vị Tổ chức - Thanh tra - Khiếu tố.
Nhiều tiết mục hài kịch của các đơn vị đã mạnh dạn đi vào những tình huống thường xảy ra trong quá trình công tác kiểm sát như: chạy án, đưa hối lộ…và đức tính bản lĩnh của Kiểm sát viên không sa vào những cám dỗ vật chất của đời thường như tiết mục kịch “Niềm tin công lý” của VKSND thành phố Quy Nhơn, “Giữ trọn niềm tin” của đơn vị VKSND huyện Hoài Ân… Phần lớn các thí sinh kết hợp lời kể, thuyết trình với hình ảnh trình chiếu minh họa trên màn hình làm cho phần thi thêm hấp dẫn và thuyết phục.
Thành công nhất của Hội thi là giúp cho mỗi cán bộ, kiểm sát viên trong toàn Ngành có cơ hội, điều kiện để học tập và làm theo lời Bác một cách thực chất và hiệu quả, đặc biệt là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang tiếp tục thực hiện công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết TW4 Khóa XIII. Hội thi này đã để lại cho mỗi cán bộ kiểm sát về những bài học vô cùng giá trị gắn với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngành.
Kết quả chung cuộc, Đội thi của VKSND TP Quy Nhơn đạt Giải nhất. Thí sinh Trương Thị Ngọc Anh - VKSND huyện Hoài Nhơn và chi bộ Văn phòng tổng hợp đạt Giải nhì. Đồng Giải ba thuộc về đơn vị chi bộ Phòng 9, chi bộ Tổ chức - Thanh tra - Khiếu tố và thí sinh Bùi Thị Cẩm Lệ - VKSND huyện Phù Mỹ. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao 4 giải khuyến khích và 1 giải ấn tượng nhất.
Một số hình ảnh tại cuộc thi.