Tham dự buổi tọa đàm còn có đại diện Lãnh đạo Viện, dại diễn lãnh đạo một số phòng, đơn vị thuộc VKSND tỉnh Điện Biên, lãnh đạo Phòng cảnh sát điều tra án môi trường, Phòng cảnh sát điều tra án kinh tế, Chi cục kiểm lâm, Chi cục Hải quan, Tòa án nhân dân tỉnh.
Theo báo cáo của Tổ chức WCS, từ năm 2020-2021, trên địa bàn cả nước, các cơ quan chức năng đã phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý ít nhất 205 vụ việc với 233 đối tượng (bao gồm 231 cá nhân, 2 pháp nhân thương mại) có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm với tổng số 4.781 cá thể và 8510 kg động vật hoang dã.
Các loài phổ biến bị mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép là các loài nguy cấp, quý, hiếm như: tê tê, voi, rắn hổ mang chúa, rùa biển, tê giác…. Các vụ vi phạm về động vật hoang dã tập trung xảy ra chủ yếu tại các thành phố lớn có cảng, sân bay hoặc có đường biên giới. Tại tỉnh Điện Biên, theo thống kê của VKSND tỉnh, trong giai đoạn này đã xảy ra 6 vụ án hình sự liên quan đến động vật hoang dã.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận nêu những thuận lợi và khó khăn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm như: bất cập trong các văn bản pháp luật về xử lý, công tác giám định, quản lý, bảo vệ, chăm sóc các động vật hoang dã sau khi đã bị cơ quan chức năng thu giữ… cũng như đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm xây dựng các kế hoạch đấu tranh, phòng, chống các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã một cách có hiệu quả, thiết thực trong thời gian tới.