leftcenterrightdel
 Đồng chí Đỗ Mạnh Bổng - Viện trưởng VKSND TP HCM và đồng chí Nguyễn Văn Khoát - Hiệu trưởng Trường ĐTBDNV Kiểm sát tại TP HCM chủ trì hội nghị.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường VKSND TP HCM và được truyền trực tiếp đến 22 điểm cầu tại 22 VKSND quận, huyện và thành phố Thủ Đức.

Chủ trì Hội nghị có đồng chí Đỗ Mạnh Bổng, Viện trưởng VKSND TP HCM, Chủ nhiệm đề tài và đồng chủ trì Hội nghị Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoát, Hiệu trưởng Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự hội nghị. 

Tham dự Hội nghị tại VKSND TP Hồ Chí Minh có các đồng chí Phó Viện trưởng VKSND TP HCM đại diện Ban Nội chính Thành ủy;  VKSND cấp cao tại TP HCM; TAND cấp cao tại TP HCM;  TAND TP HCM; Công an TP HCM; Thanh tra TP HCM; Sở Tư pháp TP HCM; Cục Thi hành án dân sự TP HCM; Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp TP HCM;  Phòng quản lý khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM.

Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí đại diện: Lãnh đạo Tòa hình sự TAND TP HCM, Lãnh đạo các Phòng PC01, PC02, PC03, PA09 của Công an TP HCM. Lãnh đạo các Phòng 1, 2, 3, 7, 11 và Văn phòng của Viện kiểm sát TP HCM, Lãnh đạo các Đội nghiệp vụ thuộc Phòng PC01, PC02, PC03, PA09 Công an TP HCM Kiểm sát viên các Phòng nghiệp vụ hình sự, kiểm sát thi hành án dân sự và các cán bộ là tổng hợp đầu mối về công tác thu hồi tài sản.

leftcenterrightdel
   Hội nghị được tổ chức nhằm nắm tình hình, đánh giá thực trạng, những khó khăn, vướng mắc của công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng và chức vụ.

Theo nội dung nghiên cứu khoa học, đề tài thực hiện 6 nội dung đó là: Nghiên cứu tổng quan tình hình công tác phòng chống tham nhũng, đánh giá thực trạng thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng chức vụ thông qua công tác phát phiếu điều tra, phỏng vấn sâu các chuyên gia, thống kê phân tích số liệu; từ đó đánh giá các biện pháp, hình thức thu hồi có hiệu quả; đánh giá hoạt động thống kê, quản lý, báo cáo kết quả thu hồi tài sản trong 5 năm của các cơ quan tố tụng hình sự và cơ quan thi hành án dân sự; từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tới từng đơn vị cơ sở thực hiện…

Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng, tổ chức 1 Hội nghị chuyên đề, 2 Hội thảo khoa học và các bài báo khoa học về công tác thu hồi tài sản đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.

Tại Hội nghị đại diện các đơn vị đã phát biểu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác thu hồi rài sản bị thiệt hại, chiếm đoạt trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, và chức vụ.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Đỗ Mạnh Bổng - Viện trưởng VKSND TP HCM nêu, trong thời gian qua tình trạng tội phạm trên địa bàn thành phố phức tạp, trong đó có tội phạm về kinh tế, tham nhũng, chức vụ.

Nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử, công tác thu hồi tài sản luôn được các cơ quan tư pháp quan tâm. Đến nay, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ còn thấp. Nguyên nhân, tài sản phải thu hồi nằm ở nhiều hạng mục, nằm rải rác ở nhiều địa phương, pháp lý tài sản chưa rõ ràng, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác..v..v. Bên cạnh đó, cũng còn vướng mắc về pháp luật như chính sách công khai minh bạch tài sản cũng khiến việc thi hành án kéo dài.

Để thực hiện việc thu hồi tài sản triệt để, VKS kiến nghị cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan tố tụng và các cơ quan có liên quan (như: Thanh tra, Kiểm toán,.v..v.) để đảm bảo ngay từ giai đoạn thụ lý tin báo tố giác tội phạm đến điều tra, truy tố, xét xử nhằm đảm bảo việc thu hồi tài sản.

VKSND tối cao cần kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phối hợp với các cơ quan tố tụng cung cấp thông tin để các cơ quan tố tụng kịp thời phong tỏa tài khoản, kê biên tài khoản liên quan đến các dấu hiệu phạm tội.
 
Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản công dân trên toàn quốc, nhằm thuận lợi trong việc quản lý nhằm đẩy nhanh tiến độ xác minh, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản.
Phi Sơn