Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo, công chức một số đơn vị thuộc VKSND tối cao; VKSND cấp cao tại Hà Nội; VKSND thành phố và VKSND một số quận, huyện thuộc TP Hà Nội.

Cùng dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo Viện phụ trách và đại diện lãnh đạo Phòng thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự VKSND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên...

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao đánh giá cao đơn vị chủ trì là Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), VKSND tối cao đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị này.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao phát biểu tại Hội nghị. 

Đề cập và định hướng một số nội dung quan trọng để Hội nghị thảo luận, góp ý, đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến đề nghị các đại biểu từ thực tiễn công tác của địa phương, đơn vị mình cần nêu nên những những tình huống, kinh nghiệm, cách làm hay đã được tích lũy, tổng hợp.

Đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến cũng đề nghị, sau Hội nghị, Vụ 14 - VKSND tối cao chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan tập hợp các ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo Sổ tay Kiểm sát viên để trở thành một cuốn cẩm nang trong lĩnh vực kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự để toàn Ngành nghiên cứu, học tập, áp dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Theo báo cáo của Vụ 14 - VKSND tối cao, dự thảo sổ tay Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự gồm Danh mục từ viết tắt và 5 chương đề cập đến các nội dung gồm: Một số vấn đề chung về kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự; kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện; kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm; kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm; kiểm sát việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm…

leftcenterrightdel
 Vụ trưởng Vụ 14 - VKSND tối cao Hoàng Thị Quỳnh Chi phát biểu.

Về vị trí, theo dự thảo sổ tay Kiểm sát viên, kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự) là nội dung cơ bản của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự - lĩnh vực công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.          

Về đối tượng, là sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể gồm: Tòa án và người tiến hành tố tụng của Tòa án, bao gồm: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên; người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Tại Hội nghị, dưới sự chủ trì của đồng chí Phó Viện trưởng Thường trực VKSND tối cao Nguyễn Huy Tiến, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến đối với các nội dung của cuốn dự thảo sổ tay Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự.

Theo đó, các ý kiến đã tập trung vào các nội dung gồm: Đối tượng, phạm vi của kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát; phân công, thay đổi Kiểm sát viên; lập hồ sơ kiểm sát; nghiên cứu hồ sơ vụ án và báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án; Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và báo cáo kết quả xét xử; xử lý việc khiếu nại, tố cáo trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Các đại biểu dự Hội nghị.

Ngoài ra, các ý kiến đã đề cập đến các nội dung như kiểm sát văn bản trả lại đơn khởi kiện; kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện (kiến nghị lần 1) và kiểm sát việc giải quyết kiến nghị; kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện đến Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp (kiến nghị lần 2) và kiểm sát việc giải quyết kiến nghị; kiến nghị quyết định giải quyết kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp (kiến nghị lần 3) và kiểm sát việc giải quyết kiến nghị.

Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của người khởi kiện (trường hợp Viện kiểm sát không kiến nghị); kiểm sát việc giải quyết khiếu nại của người khởi kiện và kiến nghị của Viện kiểm sát (trường hợp vừa có khiếu nại, vừa có kiến nghị); việc tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử lý và giải quyết đơn/văn bản thông báo phát hiện vi phạm đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; đồng thời, thảo luận về các tình huống mà dự thảo sổ tay đề cập…

Đắc Thái