Đồng chí Rah Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh Gia Lai dự và chỉ đạo Hội nghị.
Chủ trì Hội nghị và ký kết Chương trình phối hợp có các đồng chí: Huỳnh Thế Mạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Trương Văn Đạt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đỗ Tiến Đông, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đình Quang, Viện trưởng VKSND tỉnh; Giáp Bá Dự, Phó Chánh án TAND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh Gia Lai.
Tại Hội nghị, đại diện Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã quán triệt lý do ra đời Quyết định số 238-QĐ/TW ngày 30/9/2020 của Ban Bí thư (gọi tắt là Quy chế 238), quá trình xây dựng, mục đích và yêu cầu của Quy chế 238; đối tượng, phạm vi phối hợp, nội dung phối hợp, trách nhiệm phối hợp, phương thức phối hợp và một số vấn đề cần lưu ý trong chỉ đạo tổ chức thực hiện.
|
|
Đại biểu VKSND tỉnh tham dự Hội nghị. |
Các đại biểu dự Hội nghị đã thảo luận và thống nhất ký kết Chương trình phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với HĐND tỉnh, UBND tỉnh, VKSND tỉnh và TAND tỉnh trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm với các nội dung theo quy định tại Quy chế số 238.
|
|
Đồng chí Nguyễn Đình Quang, Viện trưởng VKSND tỉnh Gia Lai phát biểu thảo luận tại Hội nghị. |
|
|
Lãnh đạo 5 đơn vị ký kết Chương trình phối hợp. |
|
|
Đồng chí Rah Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai tặng hoa chúc mừng thành công của Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp thực hiện Quy chế 238 trên địa bàn tỉnh. |
Các nội dung phối hợp cụ thể như sau:
Nội dung phối hợp thường xuyên trong “thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”, gồm: Chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền nội dung và kết quả thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chủ trương, quyết sách của bộ, ngành, địa phương; tham mưu cấp ủy đảng giải pháp công tác tư tưởng khi triển khai các dự án, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm quốc gia, địa phương có ảnh hưởng đến di tích lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo; công tác cán bộ; đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; bảo vệ môi trường; biên giới, hải đảo, độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia; tự do ngôn luận; yếu tố nước ngoài; khi xét xử các vụ án lớn; phát hiện, nhân rộng nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đề xuất cấp ủy đảng, chính quyền các cấp biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực thi pháp luật và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, thông tin giả, sai sự thật, ngăn cản việc thực thi pháp luật và phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung phối hợp khi “giải quyết các vấn đề nổi cộm, Nhân dân quan tâm”, gồm: Tham mưu cấp ủy chỉ đạo giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân và trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân.