Dự và chủ trì hội thảo có ông Lại Viết Quang, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội; bà Nguyễn Nguyệt Minh, đại diện UNODC tại Việt Nam; ông Matsuo Nobuhiro, Công tố viên, Chuyên gia pháp luật, Dự án Jica pháp luật 2020.

Tham dự hội thảo còn có bà Ehara Ikumi, đại diện Jica Việt Nam cùng 150 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài ngành Kiểm sát, Dự án Jica, UNODC và các giảng viên, cán bộ, Kiểm sát viên VKSND các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc…

leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội thảo 

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lại Viết Quang, Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cho biết, bảo vệ phụ nữ và trẻ em luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm và ưu tiên đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam bởi đây là đối tượng dễ bị tổn thương, là mục tiêu xâm hại của một số loại tội phạm.

Theo Hiệu trưởng Lại Viết Quang, những nỗ lực bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong thời gian gần đây tình trạng các loại tội phạm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em đang ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng.

leftcenterrightdel
Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Lại Viết Quang phát biểu khai mạc hội thảo 

Trước thực trạng phức tạp trên, các cơ quan chức năng Việt Nam trong đó có VKSND đã nỗ lực phối hợp để những vụ việc liên quan đến phụ nữ và trả em được điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật nhằm mang lại cuộc sống thanh bình, yên ấm, xã hội an toàn, trật tự, kỷ cương.

Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cho biết thêm, do đặc điểm của loại hình tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em khó phát hiện, khó chứng minh nên rất cần cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử thấu hiểu đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ và trẻ em, có kiến thức, kinh nghiệm giải quyết vụ việc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, bao gồm cả những vụ việc giải quyết ly hôn liên quan đến con cái và tài sản.

Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội nhấn mạnh, việc tổ chức hội thảo là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, chủ đề và nội dung của hội thảo có ý nghĩa đối với đội ngũ giảng viên và các Kiểm sát viên làm công tác thực tiễn, với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến phụ nữ, trẻ em trong thời gian tới.

leftcenterrightdel
Tại hội thảo, bà Ehara Ikumi, đại diện Jica Việt Nam đã phát biểu nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức cũng như các nội dung của hội thảo.
 
leftcenterrightdel
 Hiệu trưởng Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, đại diện UNODC tại Việt Nam, Công tố viên, Chuyên gia pháp luật, Dự án Jica pháp luật 2020 chủ trì hội thảo

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia, giảng viên quốc tế và chuyên gia đầu ngành của Việt Nam như GS.TS Võ Khánh Vinh, PGS.TS Trần Văn Độ, TS. Đỗ Đức Hồng Hà, TS. Phạm Minh Tuyên … đã trao đổi, thảo luận, trình bày chuyên đề về các nội dung, như: Các tội phạm về tình dục đối với trẻ em - Pháp luật, thực tiễn và một số giải pháp; nhận diện những quy định mới của Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe phụ nữ, trẻ em - Giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên đối với loại án này;

Phỏng vấn người dễ bị tổn thương - Phỏng vấn hình sự; một số vấn đề về hành vi quấy rối tình dục và xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp; việc lấy lời khai người bị hại là phụ nữ và trẻ em trong các vụ án hiếp dâm…

Theo chương trình, Hội thảo quốc tế về “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên đối với các tội phạm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em” sẽ được tổ chức từ hôm nay (ngày 7/8) đến hết ngày mai (8/8).

Đắc Thái