Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao tham dự Hội thảo.

leftcenterrightdel
Quang cảnh Hội thảo. 

Đồng chí Vũ Thị Hải Yến, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự (Vụ 13), VKSND tối cao; đại diện lãnh đạo, các Kiểm sát viên, giảng viên đến từ Vụ 3, Vụ 5, Vụ 7, Vụ 13, Vụ 14 thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao tại Hà Nội, Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, VKSND TP Hà Nội, VKSND các tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nam tham dự Hội thảo.

Về phía Tổ chức WCS Việt Nam có bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Tổ chức WCS tại Việt Nam; bà Doak Naomi Clare, Điều phối Chương trình khu vực sông Mekong mở rộng, WCS; ông Jonathan Hunter, Điều phối hoạt động nâng cao năng lực, WCS; cán bộ Tổ chức WCS Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao và bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Tổ chức WCS tại Việt Nam. 

Tham dự Hội thảo còn có đại diện Cục phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế (INL) tại Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tham dự; TS. Nick Pamment, chuyên gia về Tội phạm học và Tư pháp hình sự; TS. Paul Gilmour, chuyên gia về Tư pháp hình sự, đến từ Đại học Portsmouth, Vương Quốc Anh.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao cho biết, những năm gần đây, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cũng như tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm nói riêng ở Việt Nam vẫn có chiều hướng gia tăng với diễn biến vô cùng phức tạp.

Tội phạm kinh tế xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội với tính chất, mức độ nghiêm trọng, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực kinh tế trọng điểm, nhạy cảm với các thủ đoạn như: Lợi dụng chức vụ, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; lợi dụng sơ hở trong quy định và những lỏng lẻo trong quản lý, giám sát để thực hiện hành vi phạm tội; thông đồng, móc nối giữa cán bộ có chức vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước với người trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao phát biểu tại Hội thảo. 

Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao nhấn mạnh: “Đặc biệt, cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 gần đây đã phát sinh các vi phạm, tội phạm lợi dụng dịch bệnh để trục lợi trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch bệnh, cung ứng các thiết bị xét nghiệp, tiêm vaccine COVID-19, mua bán trang thiết bị y tế; bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều hình thức tội phạm mới đã và đang làm thay đổi sâu sắc phương thức sản xuất kinh doanh truyền thống, xuất hiện khái niệm chuyển đổi số, kinh tế số.

Việc lợi dụng các hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối người tiêu dùng, lợi dụng phương thức này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân khác và trốn thuế  có xu hướng ngày càng gia tăng, đã và đang tồn tại nhiều bất cập, gây phát sinh nhiều rủi ro, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và sự phát triển bền vững của nền kinh tế”.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu lắng nghe phát biểu khai mạc của đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao. 

Về tội phạm buôn bán trái phép động vật hoang dã, đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao nhận định, loại tội phạm này ngày càng trở nên manh động, liều lĩnh với những phương thức, thủ đoạn, tinh vi, phức tạp và liên tục thay đổi nhằm qua mặt các cơ quan chức năng để thu lợi bất chính.

Hậu quả do các hành vi phạm tội nói trên gây ra là vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn ở nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội; ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến tài sản của nhà nước, đời sống xã hội của người dân, gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh, cũng như điều tra, truy tố, xét xử tội phạm của Cơ quan thực thi pháp luật của các nước, trong đó có Việt Nam.

Cùng với sự nỗ lực của các quốc gia trong khu vực và thế giới, trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã và đang nỗ lực cải cách pháp luật, nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, hiệu quả công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm về kinh tế và tội phạm liên quan đến động vật hoang dã của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nói chung và VKSND Việt Nam nói riêng vẫn còn gặp nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc; tội phạm có nhiều thủ đoạn tinh vi, che giấu hành vi phạm tội; trong khi đó, cán bộ thực thi pháp luật còn thiếu kinh nghiệm điều tra trên phạm vi quốc tế.

Do vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm học tập và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong xử lý tội phạm kinh tế, tài chính (đặc biệt là sử dụng các biện pháp điều tra tài chính trong xử lý tội phạm này), tội phạm về động vật hoang dã với các quốc gia có thế mạnh về phát triển các thành tựu khoa học kỹ thuật hình sự, trong đó, có kinh nghiệm của Vương quốc Anh được VKSND tối cao Việt Nam hết sức coi trọng.

leftcenterrightdel
 Các chuyên gia, đại biểu nước ngoài tại Hội thảo. 

Tại Hội thảo, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Quang Dũng đánh giá cao Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam và Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự, VKSND tối cao đã nỗ lực phối hợp để tổ chức Hội thảo này. Đây là buổi tọa đàm rất thiết thực để các Kiểm sát viên Việt Nam có cơ hội tìm hiểu sâu và học tập kinh nghiệm những thực tiễn quốc tế tốt của Vương quốc Anh trong đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế, tài chính, rửa tiền và tội phạm về động vật hoang dã.

Để hội thảo đạt được hiệu quả đề ra, tôi đề nghị các đại biểu của Việt Nam tham dự hội thảo, tận dụng cơ hội này, chú ý lắng nghe, tích cực phát biểu chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của các Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tội phạm về kinh tế, tài chính, rửa tiền và tội phạm về động vật hoang dã để có thể tiếp thu những kiến thức thực tiễn tốt của các chuyên gia; qua đó, giúp nâng cao sự hiểu biết, nhận thức và năng lực của các Kiểm sát viên Việt Nam trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các loại  tội phạm này.

leftcenterrightdel
Bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Tổ chức WCS Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong đấu tranh, phòng chống tội phạm kinh tế và tội phạm về động vật hoang dã.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Tổ chức WCS Việt Nam cho biết, WCS đang hợp tác với Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh để thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật tại Việt Nam và Indonesia về phòng, chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã.

Nhân chuyến công tác tại Việt Nam của các chuyên gia Đại học Portsmouth, WCS phối hợp cùng Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự, VKSND tối cao tổ chức buổi tọa đàm này nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Vương quốc Anh trong đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế và tội phạm về động vật hoang dã.

Các chuyên gia từ Đại học Portsmouth là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Như TS. Nick Pamment đã cùng với các cộng sự nghiên cứu và xây dựng công cụ pháp y giúp nhanh chóng lấy được mẫu vân tay trên vảy tê tê bị buôn bán, từ đó giúp xác định được các đối tượng phạm tội ở Châu Phi. TS. Paul Gilmour nguyên là cảnh sát điều tra Hạt Sussex, Vương quốc Anh với gần 20 năm kinh nghiệm điều tra, xử lý tội phạm.

Trong tọa đàm hai chuyên gia giới thiệu về các chủ đề như “Các mối đe doạ của tội phạm về động vật hoang dã và biện pháp ứng phó”, “Đấu tranh với các loại tội phạm kinh tế” và “Áp dụng các biện pháp điều tra tài chính trong phòng, chống tội phạm”.

“Có thể những nội dung này sẽ mang tính chất chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn ở Vương quốc Anh; nhưng tôi nghĩ các quý vị đại biểu sẽ tìm ra những điểm tương đồng giữa hai quốc gia, những góc độ mới mà có thể hữu ích cho công việc của quý vị. Tôi cũng mong quý vị sẽ chia sẻ và trao đổi các nội dung có liên quan với hai chuyên gia để các bạn biết thêm về bối cảnh tội phạm ở Việt Nam.

Tôi hy vọng rằng, một số quý vị ở đây cũng là các chuyên gia về lĩnh vực này và có thể bổ sung thêm để cùng học hỏi thêm và cùng nhau phát triển các ý tưởng mới”, bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Tổ chức WCS Việt Nam nói.

Giám đốc Tổ chức WCS Việt Nam Hoàng Bích Thủy gửi lời cảm ơn trân trọng Cục Phòng chống Ma túy và Thực thi Pháp luật Quốc tế (INL), Bộ ngoại giao Hoa Kỳ; Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự, VKSND tối cao đã phối hợp cùng WCS tổ chức thành công tọa đàm này.

leftcenterrightdel
  TS. Nick Pamment trình bày tại Hội thảo. 

Tại Hội thảo, các đại biểu lắng nghe bài trình bày của TS. Nick Pamment, Đại học Portsmouth về chủ đề “Các mối đe dọa của tội phạm về động vật hoang dã và một số biện pháp ứng phó – Kinh nghiệm của Vương quốc Anh”.

Bài trình bày của TS. Nick Pamment giới thiệu với các đại biểu tại Hội thảo các khái niệm, phương pháp và thách thức trong công tác đấu tranh với tội phạm kinh tế. Chia sẻ về các cơ quan chức năng của Vương quốc Anh và một nghiên cứu điển hình về loại tội phạm này để minh họa.

Bài trình bày cũng nêu ra những thách thức toàn cầu mà các cơ quan chức năng phải đối mặt trong việc phòng, chống tội phạm kinh tế và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

TS. Nick Pamment tổng kết các hoạt động thực thi pháp luật phải thay đổi tương ứng với các phương thức và bản chất mới của loại hình tội phạm kinh tế này. Sự thay đổi đó có thể đạt được thông qua việc cập nhật kiến thức về các loại tội phạm kinh tế mới, sửa đổi hệ thống pháp luật và áp dụng các giải pháp công nghệ mới.

leftcenterrightdel
 Đại biểu đặt câu hỏi với TS. Nick Pamment. 

Các đại biểu cũng lắng nghe TS. Paul Gilmour, Đại học Portsmouth trình bày 2 chủ đề: “Đấu tranh với các loại tội phạm kinh tế – Kinh nghiệm của Vương quốc Anh” và “Áp dụng các biện pháp điều tra tài chính trong phòng, chống tội phạm kinh tế và tội phạm về động vật hoang dã”.

leftcenterrightdel
 TS. Paul Gilmour trình bày 2 nội dung tại Hội thảo. 

Hai bài trình bày của TS. Paul Gilmour giới thiệu các ưu tiên chính trong phòng, chống tội phạm động vật hoang dã ở Vương quốc Anh và chia sẻ lý do tại sao các nhà tội phạm học nên tập trung vào lĩnh vực này.

Chuyên gia này cũng phân tích những thách thức chính trong việc giải quyết tội phạm về động vật hoang dã, bao gồm: trọng tâm của tư pháp hình sự, khuôn khổ pháp lý, cấu trúc của các cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tư pháp, và biện pháp thực thi pháp luật.

Bài trình bày cũng đưa ra ví dụ về một công cụ pháp y và nhấn mạnh sự tham gia của khoa học xã hội và tội phạm học, nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác bảo tồn.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Vũ Thị Hải Yến, Vụ trưởng Vụ 13, VKSND tối cao bày tỏ sự cảm ơn WCS phối hợp tổ chức thành công tọa đàm này. 
leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo, cán bộ Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) tại Việt Nam và các chuyên gia, đại biểu tham dự Hội thảo. 

Vũ Phương - Trần Tùng