|
Từ 1/3, chủ xe máy điện phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới. |
|
Theo đó, có ba điểm mới đáng lưu ý về bảo bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới tại Nghị định 03/2021 và Thông tư 04/2021 như sau:
Thứ nhất, Dựa vào tai nạn của từng xe cơ giới để tăng phí bảo hiểm
Khoản 3, Điều 7 Nghị định 03/2021 về phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm quy định, căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm. Mức tăng tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm.
Đây là quy định mới tại Nghị định 03/2021.
Thứ hai, Thời hạn bảo hiểm tối đa 3 năm
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 03/2021 thì thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm như sau:
- Xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là một năm và tối đa là ba năm.
- Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là một năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường định kỳ. Trường hợp này thì thời hạn kiểm định phải có thời hạn trên một năm.
- Các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm dưới một năm: xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Việt Nam dưới một năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn một năm theo quy định của pháp luật; xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời.
Đồng thời, khoản 4, Điều 7 Nghị định 03/2021 còn quy định đối với các xe cơ giới được phép mua bảo hiểm có thời hạn khác một năm thì mức đóng bảo hiểm được tính dựa trên phí bảo hiểm và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm.
Theo đó, phí bảo hiểm phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới chia cho 365 ngày rồi nhân với thời hạn được bảo hiểm (tính theo ngày).
Trường hợp thời hạn được bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống, phí bảo hiểm phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới chia cho 12 tháng.
Hiện tại, theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 103/2008 thì thời hạn ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm là một năm, trong một số trường hợp theo quy định tại Khoản này thì thời hạn bảo hiểm có thể dưới một năm.
Mức phí bảo hiểm
Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/202, phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với xe máy và xe ô tô không kinh doanh vận tải như sau:
TT
|
Loại xe
|
Phí bảo hiểm (Việt Namđồng)
|
I
|
Mô tô 2 bánh
|
|
1
|
Từ 50 cc trở xuống
|
55.000
|
2
|
Trên 50 cc
|
60.000
|
II
|
Mô tô 3 bánh
|
290.000
|
III
|
Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự
|
|
1
|
Xe máy điện
|
55.000
|
2
|
Các loại xe còn lại
|
290.000
|
IV
|
Xe ô tô không kinh doanh vận tải
|
|
1
|
Loại xe dưới 6 chỗ ngồi
|
437.000
|
2
|
Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi
|
794.000
|
3
|
Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi
|
1.270.000
|
4
|
Loại xe trên 24 chỗ ngồi
|
1.825.000
|
5
|
Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)
|
437.000
|
Như vậy điểm mới đáng lưu ý, nếu trước đây Nghị định 103/2008 và Thông tư 22/2016 không đặt ra mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe máy điện. Tuy nhiên, từ ngày 1/3 với Nghị định 03/2021 và Thông tư 04/2021, chủ xe máy điện phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới.