Tuy nhiên, theo tổ chức TT, với 35/100 điểm, mức độ tham nhũng tại Việt Nam vẫn ở mức cao, đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực công.
 
 Trong năm 2017, với những cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam, công tác phòng chống tham nhũng trong nước đã đạt được một số kết quả nổi bật, bao gồm việc xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về phòng chống tham nhũng như tiến hành sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng hiện hành theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đây được ghi nhận là những dấu hiệu tích cực trong việc phòng chống tham nhũng tại Việt Nam

          Theo tổ chức TT, với 35/100 điểm, mức độ tham nhũng tại Việt Nam vẫn ở mức cao, đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực công. Để tiếp tục cải thiện chỉ số minh bạch, theo tổ chức TT, Việt Nam cần đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, củng cố và xây dựng các thể chế hiệu quả, gắn với trách nhiệm giải trình và có sự tham gia của toàn xã hội. Cụ thể, tổ chức này cho rằng cần nâng cao tính hiệu quả trong công tác giám sát của Quốc hội và tính độc lập trong xét xử của các cơ quan Tư pháp. Trong các lĩnh vực người dân thường xuyên phải đối mặt với hối lộ và tham nhũng (công an, y tế công và giáo dục công), cần tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực phòng chống tham nhũng, song song với việc hoàn thiện cơ sở pháp luật để bảo vệ người tố cáo, từ đó mới khuyến khích được sự tham gia của người dân và cộng đồng trong công tác phòng chống tham nhũng.

leftcenterrightdel
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh trong vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí

Việc nhảy tới 6 bậc trong bảng xếp hạng các quốc gia trong sạch cho thấy sự ghi nhận của quốc tế trước các nỗ lực phòng chống tham nhũng trong thời gian qua tại Việt Nam. Việc tăng điểm của Việt Nam, theo Tổ chức hướng tới minh bạch (TT) - cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam, là chỉ dấu tích cực cho các nỗ lực phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua tại Việt Nam.

          Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), tham nhũng nói chung thường bao gồm các hoạt động phi pháp, bị che giấu một cách cố ý và chỉ được đưa ra ánh sáng khi xảy ra các vụ bê bối, hay qua công tác thanh tra, điều tra và truy tố, xét xử. Bảng xếp hạng CPI của TI dựa trên dữ liệu của 12 tổ chức quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Phi và Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Đây là một trong những chỉ số về tham nhũng được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.

      Bảng xếp hạng CPI năm 2017 cũng chứng kiến một số cuộc đổi ngôi đáng chú ý tại Đông Nam Á. Trong khi các quốc gia như Việt Nam (107), Thái Lan (96) nhích nhẹ lên các thứ hạng cao hơn, không ít nước bị tụt hạng so với năm 2016 như Malaysia (sụt 7 bậc, hạng 62/180), Philippines (sụt 10 bậc, hạng 111/180), Lào (sụt 13 bậc, hạng 135/180).

Trần Tâm