leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Đức Thái, Thành ủy viên, Viện trưởng VKSND TP Hồ Chí Minh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Đức Thái, Thành ủy viên, Viện trưởng VKSND thành phố dự và chỉ đạo Hội nghị. Điều hành hội nghị có đồng chí Huỳnh Thị Ngọc Hoa, Phó Viện trưởng VKSND thành phố.

Cùng dự Hội nghị có các đồng chí là Thủ trưởng Văn phòng tổng hợp, Phòng Tổ chức cán bộ và tập thể lãnh đạo, công chức Phòng 9 và Phòng 10 - VKSND TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Viện trưởng, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên, công chức được phân công làm công tác kiểm sát việc việc giải quyết các vụ án hành chính; vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động tại VKSND thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Hà Thị Thúy Hằng, Phó Trưởng phòng 9 đại diện báo cáo tóm tắt nội dung Chuyên đề “Rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác kháng nghị, kiến nghị trong lĩnh vực kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính; vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.

Nội dung chuyên đề tập trung vào thực trạng thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát; công tác thụ lý, giải quyết vụ, việc; kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác kháng nghị, kiến nghị và nguyên nhân; đồng thời đề ra những giải pháp và một số kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính; vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để nâng cao hiệu quả công tác kháng nghị, kiến nghị trong thời gian tới.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh hội nghị.

Sau đó, các đơn vị Viện kiểm sát hai cấp đã tham luận nhiều ý kiến chất lượng, trong đó nổi bật là những giải pháp hay, cách làm hiệu quả, mới, sáng tạo trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính; vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để nâng cao chất lượng công tác kháng nghị, kiến nghị trong thời gian tới.

Hội nghị còn được nghe Trưởng Phòng 9 và Phòng 10 VKSND thành phố giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của các đơn vị nhất là những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật nội dung để giải quyết các loại tranh chấp cụ thể.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Thái, Viện trưởng VKSND TP Hồ Chí Minh biểu dương sự chủ động trong công tác tham mưu, xây dựng và chuẩn bị chương trình Hội nghị rút kinh nghiệm của Phòng 9, Phòng 10, đặc biệt là nội dung chuyên đề đã đánh giá được thực trạng, những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc, có dẫn chứng cụ thể, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm, đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng công tác kháng nghị, kiến nghị.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Hà Thị Thúy Hằng, Phó Trưởng phòng 9 trình bày Báo cáo tóm tắt nội dung chuyên đề.

Đồng chí Viện trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác kháng nghị, kiến nghị và lý do cần thiết của việc tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm về hai công tác này trong lĩnh vực kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính; vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Để làm tốt công tác kháng nghị, kiến nghị trong thời gian tới, đồng chí Viện trưởng định hướng các đơn vị phải thực hiện hai nhóm giải pháp trọng tâm, gồm nhóm giải pháp về công tác chỉ đạo điều hành và nhóm giải pháp về công tác cán bộ để công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính; vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hoàn thành tốt các chỉ tiêu theo Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội và của Ngành.

Đối với nhóm công tác chỉ đạo điều hành đòi hỏi Viện trưởng, Phó Viện trưởng phụ trách, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phụ trách phải đặc biệt quan tâm, đề ra nhiều biện pháp, giải pháp hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng công tác kháng nghị, kiến nghị của đơn vị.

Trong đó có thể kể một số biện pháp như: Đánh giá đúng năng lực cán bộ, công chức từ đó có sự phân công, hướng dẫn, kèm cặp hiệu quả; ban hành thêm các hướng dẫn về kỹ năng trong từng loại tranh chấp cụ thể để công chức nghiên cứu vận dụng; tổ chức quán triệt rút kinh nghiệm thông qua các vụ việc bị hủy sửa; kiểm tra chặt chẽ hơn các báo cáo đề xuất của các đồng chí kỹ năng kiểm sát chưa tốt; lựa chọn các đồng chí có kinh nghiệm phân công thực hiện việc kiểm sát bản án, quyết định của các đơn vị quận huyện nhằm phát hiện vi phạm, kháng nghị, kiến nghị kịp thời, không bỏ lọt vi phạm…

leftcenterrightdel
 Đại biểu tham dự trình bày tham luận.

Các đơn vị thường xuyên rà soát, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, tỷ lệ kháng nghị, kiến nghị so với án hủy, sửa có trách nhiệm của Viện kiểm sát để xác định nguyên nhân và kịp thời đề ra giải pháp chấn chỉnh phù hợp; trước khi kháng nghị cần cân nhắc kỹ về khả năng được chấp nhận, trường hợp không cần thiết có thể đổi thành hình thức kiến nghị phù hợp.

Riêng đối với nhóm giải pháp về công tác cán bộ, đồng chí Nguyễn Đức Thái nhấn mạnh về việc nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, yêu cầu cá nhân từng cán bộ, công chức phải chủ động nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp luật mới, tự tìm tòi, tự học hỏi, tự tích tũy thông qua các thông báo rút kinh nghiệm, các vụ việc bị hủy sửa, sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị… đây là yếu tố quyết định để thực hiện tốt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính; vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Kết hợp cùng một số biện pháp, chính sách khen thưởng kịp thời để động viên cán bộ, công chức tạo điều kiện để cán bộ, công chức yên tâm công tác.

Đồng chí Viện trưởng cũng quán triệt, chỉ đạo Văn  phòng tổng hợp VKSND thành phố xem xét điều chỉnh Hướng dẫn thi đua năm 2024 phù hợp hơn, tránh trường hợp công chức có nhiều kháng nghị, kiến nghị nhưng chỉ vì có tỷ lệ án hủy, sửa dẫn đến giảm thành tích thi đua.

Việt An - Thu Nguyệt