Tham dự hội nghị có tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra VKSND tối cao cùng toàn thể đội ngũ cán bộ, Điều tra viên thuộc đơn vị.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội nghị 
leftcenterrightdel
Các đại biểu dự hội nghị 

Tại hội nghị, đồng chí Phạm Xuân Hồi, Trưởng phòng Phòng điều tra tội phạm xảy ra tại tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Phòng 4) đã trình bày chuyên đề “Kỹ năng, kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam”.

leftcenterrightdel
Đồng chí Phạm Xuân Hồi, Trưởng Phòng 4 trình bày chuyên đề tại hội nghị

Theo đó, việc áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam nhằm đạt được các mục đích, đó là: Kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.

Cũng theo Cơ quan điều tra VKSND tối cao, yêu cầu của việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam chỉ được áp dụng nếu xét thấy cần thiết. Cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào tính chất của tội phạm bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, các đặc điểm nhân thân cũng như thái độ chấp hành pháp luật của bị can, bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án để xác định có cần thiết phải bắt bị can, bị cáo để tạm giam hay không. Việc bắt bị can, bị cáo, đảm bảo đúng quy định pháp luật, đúng đối tượng, an toàn tuyệt đối.

Nguyên tắc bắt phải tuân thủ Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật có liên quan. Tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục, yêu cầu bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải nhanh chóng, chính xác và đúng người, bảo đảm tôn trọng quyền tự do, dân chủ của công dân theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, phải só sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan hữu quan và người tiến hành tố tụng trong quá trình bắt giữ.

Ngoài ra, theo Cơ quan điều tra VKSND tối cao, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền; lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và đóng dấu. Các lệnh, quyết định phải là bản chính, không được dùng bản Fax, bản sao, scan.

Trước khi bắt, người thi hành lệnh phải công bố lệnh và giải thích lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt biết, chấp hành. Khi bắt phải lập biên bản bắt người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự và theo biểu mẫu về điều tra hình sự được quy định tại Thông tư 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an. Khi tiến hành bắt người phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú, làm việc và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến.

leftcenterrightdel
Cán bộ Cơ quan điều tra VKSND tối cao hướng dẫn sử dụng còng số 8 tại hội nghị tập huấn 

Cũng tại hội nghị, các cán bộ, Điều tra viên Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã được cán bộ điều tra có kinh nghiệm hướng dẫn, thực hành việc sử dụng còng số 8 nhằm thể hiện tính trang nghiêm, đồng thời thể hiện tính trấn áp của lực lượng bắt.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao Nguyễn Tiến Sơn đánh giá cao ý nghĩa, nội dung chuyên đề kỹ năng, kinh nghiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam được truyền đạt tại hội nghị.

leftcenterrightdel
Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao Nguyễn Tiến Sơn phát biểu tại hội nghị 

Đồng chí cho rằng, việc tập huấn chuyên đề này sẽ giúp đội ngũ cán bộ, Điều tra viên Cơ quan điều tra VKSND tối cao nâng cao nhận thức, sự hiểu biết cũng như các kỹ năng, kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam; việc sử dụng còng số 8, từ đó hạn chế thấp nhất những sai sót, tránh đi những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSND tối cao Nguyễn Tiến Sơn cũng nêu rõ, điều quan trọng qua tập huấn chuyên đề là làm sao giúp mỗi cán bộ, Điều tra viên Cơ quan điều tra VKSND tối cao nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, từ đó nghiên cứu, trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn, qua đó nhằm giúp cho hoạt động của Cơ quan điều tra VKSND tối cao ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, khách quan, đúng quy định của pháp luật.

Đắc Thái