Sáng ngày 26/3/2019, VKSND tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về số hóa hồ sơ vụ án hình sự với VKSND tỉnh Quảng Ninh. Hội nghị có sự tham dự của ông Đoàn Minh Hương, Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ; ông Lương Phúc Sơn, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh, ông Vũ Đức Thành, nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh cùng cán bộ, kiểm sát viên VKSND hai tỉnh.
Số hóa hàng nghìn trang tài liệu liên quan vụ án đánh bạc nghìn tỷ
Trung tuần tháng 11 năm 2018, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã đưa ra xét xử Vụ án “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố.
Phiên tòa có nhiều điểm đặc biệt bởi tính chất nghiêm trọng, phức tạp, quy mô của vụ án, số lượng người tham gia phiên tòa, số bị cáo, cũng như số tiền phạm tội lên tới hàng ngàn tỷ đồng, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
|
|
Ông Đỗ Đình Chữ, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ phát biểu tại Hội nghị |
Tại phiên tòa này, lần đầu tiên VKSND tỉnh Phú Thọ áp dụng thiết bị "công nghệ cao" phục vụ phiên xử. Cụ thể, trong khu vực xét xử được lắp đặt 2 màn chiếu LED ở 2 bên, mỗi màn chiếu có diện tích lên tới 15m2. Các màn hình LED này được sử dụng trình chiếu cáo trạng, có thể được chiếu các video bằng chứng, tài liệu… phục vụ cho hoạt động tố tụng đạt hiệu quả cao hơn.
Chia sẻ tại Hội nghị, Kiểm sát viên Lê Xuân Lộc (giữ quyền công tố trong phiên tòa đánh bạc nghìn tỷ) nhấn mạnh: Vụ án đánh bạc công nghệ cao được xem là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, bởi có trên 42 triệu tài khoản, 25 đại lý, trên 5.800 đại lý cấp 2; Hệ thống dữ liệu máy chủ đặc biệt lớn...copy hàng tuần không hết; Sao kê tài khoản ngân hàng nhiều...
|
|
Hình ảnh cáo trạng được trình chiếu tại phiên xét xử |
Việc sử dụng số hóa tài số hóa hồ sơ vụ án có tác dụng: Tiện cho người tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu, khai thác, cập nhật tài liệu bất cứ lúc nào mà không phụ thuộc vào hồ sơ giấy; Gọn nhẹ và phục vụ tối đa cho hoạt động tranh tụng tại Tòa bảo đảm khách quan, chính xác và thuyết phục cao; Lưu trữ gọn gàng, được lâu, tránh mối mọt; Phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành như việc lãnh đạo đơn vị dễ dàng tiếp cận hồ sơ...
Thiết bị số hóa không kết nối internet để bảo mật hồ sơ
Theo đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ: Việc sao lưu tài liệu được sử dụng bằng phương pháp chụp ảnh là chính (sử dụng máy điện thoại thông minh) sẽ được mọi nơi, mọi lúc và không ảnh hưởng đến chỗ làm việc, tiếng ồn...).
Khi có ảnh chuyển vào ổ cứng ngoài hoặc vào máy tính thì không kết nối internet: sắp xếp, đặt tên để dễ khai thác; dễ nghiên cứu như trích hồ sơ, đánh dấu một số nội dung cần lưu ý (chia màn hình ra làm đôi hoặc sử dụng thêm màn hình thứ 2).
Đối với những vụ án có nhiều bị can thì dễ dàng copy tài liệu sang thư mục của bị can liên quan, tiện cho việc nghiên cứu. Sắp kết thúc điều tra, Điều tra viên sắp xếp hồ sơ, Kiểm sát viên thẩm tra lại và thống nhất cách đánh số bút lục để Điều tra viên thực hiện
Theo đó, việc bảo mật hồ sơ nên thiết bị số hóa không kết nối internet; máy Scan tài liệu; máy tính xách tay; phải có phần mềm: ghép, nối file PDF; màn hình để trình chiếu; Scan tài liệu, cần đặt tên tài liệu theo quy định của liên ngành để có tính thống nhất. Trong vụ án tổ chức đánh bạc vừa qua, do CQĐT chưa đặt tên file nên kiểm sát viên đã sử dụng 2 phần mềm Foxit Reader và Wondershare PDF Editor để cắt và nối file.
Trong giai đoạn truy tố và xét xử được thực hiện, điều tra viên chuyển tài liệu đã được số hóa có trong hồ sơ cho Kiểm sát viên, Thẩm phán nghiên cứu; Kiểm sát viên dự thảo đề cương xét hỏi; Dự kiến những vấn đề cần tranh luận và thực hiện việc liên kết giữa đề (Hyperlink) cương đến dữ liệu đã Scan để trình chiếu, đồng thời đánh dấu những nội dung cần lưu ý; Giữ nguyên tên các file đã đặt và vị trí lưu trữ ( Nếu copy thì phải copy cả folder)
Cũng theo đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ: Thời gian tới, cần ban hành Thông tư liên tịch để thống nhất Cơ quan nào Scan tài liệu; cung cấp dữ liệu; đặt tên tài liệu; khai thác tài liệu; cung cấp cho luật sư; bị can, bị cáo; sao lưu văn bản quy phạm pháp luật vào máy tính để tiện liên kết; Tập huấn cho cán bộ.
Một số hình ảnh tại buổi chia sẻ kinh nghiệm của VKSND tỉnh Phú Thọ và Quảng Ninh
|
|
Cán bộ kiểm sát VKSND tỉnh Phú Thọ và VKSND tỉnh Quảng Ninh giao lưu |
|
|
Các đại biểu tham dự Hội nghị |
Phiên tòa xét xử vụ án đánh bạc được đánh giá là phiên tòa đặc biệt trong lịch sử tố tụng Việt Nam, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã đưa ra xét xử vụ án gồm 92 bị cáo trong 6 nhóm tội danh.
Tại phiên tòa, ngoài 92 bị cáo, Hội đồng xét xử còn triệu tập 73 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, 14 người làm chứng và 3 điều tra viên của Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Phú Thọ).
Vụ án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều ngành, lĩnh vực, xảy ra ở Phú Thọ và một số tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Bản cáo trạng dài 235 trang; còn bản án lên tới 400 trang.
Tổng thu lời bất chính từ dịch vụ đánh bạc trái phép là hơn 9.000 tỷ đồng. Thực tế thu hồi tiền, tài sản do phạm tội mà có, lên đến mức kỷ lục, đã thu giữ hơn 1.300 tỷ đồng tiền mặt, kê biên hơn 240 tỷ đồng cùng nhiều tài sản, ô tô, sổ tiết kiệm.
Để đưa đường dây đánh bạc này ra ánh sáng, riêng số lượng điều tra viên huy động tham gia là hơn 100 người chưa kể hậu cần, thời gian điều tra kéo dài 12 tháng.
|