Dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn sẽ để lại lượng bụi giấy không nhỏ ở trên da, miệng. Nếu hít phải bụi giấy này sẽ làm tổn thương các phế nang và phổi.

 

 

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), việc dùng giấy vệ sinh lau miệng có thể bị dính mủn giấy, bị ảnh hưởng hóa chất tẩy trắng và tăng trắng...

 

Đáng lo hơn là nhiều cơ sở lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người gây hại sức khỏe. Tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

 

Các chuyên gia cảnh báo, để hạn chế bệnh tật từ giấy vệ sinh, người dân nên bỏ thói quen dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn lau miệng, đồ dùng ăn uống. Cũng không nên ham rẻ mà mua những loại giấy ăn, vệ sinh không rõ xuất xứ.

 

Thế nào là giấy vệ sinh chất lượng?

 

Theo PGS Duy Thịnh, đối với hai loại giấy ăn và giấy vệ sinh, mọi người có thể phân biệt qua quan sát. Giấy ăn thường mịn, không chứa ánh bạc của hóa chất trên mặt giấy, không có vết đen hay bẩn phía trên, khi đưa tay chà mạnh có độ dẻo, khó rách. Còn giấy vệ sinh khi vò nhẹ sẽ vỡ vụn, có vết bẩn...

 

Về cách bảo quản: giấy phải sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát, còn nguyên bao bì, có địa chỉ nơi sản xuất, ngày sản xuất rõ ràng

 

- Dùng đến đâu mới bóc túi ra đến đó, không được để giấy bên ngoài quá lâu bởi để bên ngoài giấy sẽ tiếp xúc đầy vi khuẩn

 

- Không được dùng giấy để trong túi áo. Để dễ mang theo và tiện sử dụng một số bạn gái có thói quen lấy giấy vệ sinh ra và bỏ vào trong túi áo, vừa thuận tiện lại vừa dễ dàng. Nhưng như thế lại không an toàn. Bởi giấy vệ sinh khi được để trong túi sẽ dễ dàng hấp thụ mồ hôi của cơ thể, điều này rất có sức hấp dẫn với các loại vi khuẩn.

 

- Không để giấy lẫn trong túi xách. Giấy vệ sinh để trong túi sẽ bị cọ sát với các đồ vật như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại... Đây là nơi chứa một ổ vi khuẩn.

 

Theo VietQ

.