Trong số các bệnh thường gặp ở người cao tuổi thì thoái hóa khớp được xếp là căn bệnh phổ biến nhất. Có đến 90% số người từ 60 tuổi trở lên mắc phải căn bệnh này. Bệnh khởi phát từ từ, ban đầu có dấu hiệu cứng khớp sau đó xuất hiện đau khớp, tăng lên khi vận động kéo dài và giảm khi nghỉ ngơi.
Những khớp nào hay bị thoái hóa?
Khớp nào cũng có thể bị tổn thương thoái hóa nhưng thông thường nhất là thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối. Mỗi khớp thoái hóa có những triệu chứng khác nhau:
- Cột sống thắt lưng: Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau lưng nhiều vào buổi sáng, sau sẽ kéo dài cả ngày, tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Thoái hóa cột sống hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, thường ảnh hưởng đến thần kinh tọa làm người bệnh có cảm giác đau từ lưng xuống.
- Cột sống cổ: Biểu hiện chủ yếu bằng đau cổ, hạn chế cử động cổ. Có thể gây biến chứng đau vùng cổ và tay do chèn ép hoặc kích thích rễ thần kinh, gây cảm giác mỏi và đau gáy, lan đến cánh tay bên phía dây thần kinh bị ảnh hưởng.
- Khớp gối: Ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lạo xạo khi co duỗi gối, đau nhiều hơn khi đi lại vận động; nhất là khi ngồi xổm thì đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải có chỗ tựa mới đứng dậy được. Bệnh nặng sẽ thấy tê chân, biến dạng khớp gối.
- Khớp háng: Người bệnh đi lại khó khăn, đau thường ở vùng bẹn và mặt trước trong của đùi, cũng có khi đau vùng mông, mặt sau của đùi.
Dự phòng và điều trị thoái hóa khớp
Để phòng ngừa thoái hóa khớp nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện điều độ, cần hạn chế các động tác, tư thế làm việc có hại cho khớp như xách nặng, khuân vác nặng, ngồi, đứng, làm việc không đúng tư thế quá lâu…
Đối với người thừa cân, béo phì cần có biện pháp giảm cân để đỡ sự quá tải cho hệ xương khớp nhất là khớp gối và cột sống.
Khi đã có các dấu hiệu của thoái hóa khớp, cần đến các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.
Trước đây, việc điều trị thoái hóa khớp chủ yếu là dùng các thuốc giảm đau kháng viêm nhằm mục đích giảm các triệu chứng đau cho người bệnh. Những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ đặc biệt trên đường tiêu hoá ví dụ như chảy máu dạ dày, suy thận… và không chữa lành được sụn khớp đã bị hư hỏng. Vì vậy hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm đông dược đang được tin dùng bởi sự lành tính và ổn định lâu dài.
Viên khớp Tâm Bình của Công ty Dược phẩm Tâm Bình là một trong những sản phẩm hiện được người bệnh rất tín nhiệm bởi những công dụng mà nó mang lại.
Ông Hà Trọng Hồng – 70 tuổi ở số 29 ngõ 120 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội bị thoái hóa khớp đầu gối, tay, đau nhức các khớp khoảng hơn 10 năm. Mỗi khi trở trời là các khớp của ông lại đau nhức, bóp tay cũng đau, vắt khăn mặt không được, ngồi xổm, đứng dậy rất khó, việc lên xuống cầu thang lại càng không thể được. Ông đã điều trị ở viện 108, được chỉ định tiêm thuốc nhưng chỉ đỡ một thời gian sau lại tái phát.
Qua tìm hiểu trên internet, con dâu ông thấy có sản phẩm Viên khớp Tâm Bình có nguồn gốc thiên nhiên được nhiều người bệnh tin dùng nên mua về cho bố dùng thử. Uống được 3 hộp, ông Hồng thấy người nhẹ nhõm, đỡ đau nhức. Ông tiếp tục dùng thêm 6 tháng nữa thì thấy bệnh đỡ đến 80%, lên xuống cầu thang bình thường, tay có thể xách nặng, bế cháu thoải mái.
Thấy sản phẩm tốt, vợ con, bạn bè, hàng xóm của ông cũng dùng thử và rất nhiều người trong số họ đã giảm bệnh nhờ Viên Khớp Tâm Bình.
Thu Huyền