Thịt xông khói: "Sát thủ" gây bệnh ung thư xếp ngang hàng với thuốc lá
Cập nhật lúc 22:56, Thứ sáu, 22/04/2016 (GMT+7)
Tại nhiều nước Châu Âu người ta vẫn khuyến cáo việc sử dụng thịt hun khói, thực phẩm nướng đều không tốt cho sức khoẻ, có thể gây ra bệnh ung thư. (thịt đỏ, thịt xông khói, WHO, vi khuẩn, ung thư)
Tại nhiều nước Châu Âu người ta vẫn khuyến cáo việc sử dụng thịt hun khói, thực phẩm nướng đều không tốt cho sức khoẻ, có thể gây ra bệnh ung thư.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thịt hun khói, giăm bông và thịt xúc xích là những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ung thư, được xếp hàng ngang với hút thuốc lá.
Điều này đã đưa các loại thịt chế biến và hun khói lên cùng hạng các yếu tố nguy cơ liên quan tới ung thư quan trọng khác như asbestos, rượu, arsenic và thuốc lá.
Lý do tại sao đến nay người ta chưa rõ, chưa có đủ bằng chứng khoa học, nhưng các nhà khoa học nhận thấy rằng các loại thịt chế biến này có mối liên quan tới ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, các nhà khoa học còn khuyến cáo rằng ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tụy và ung thư tiền liệt tuyến.
Các món khoái khẩu như thịt hun khói, giăm bông và thịt xúc xích rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây, đặc biệt là Úc và Mỹ, và một số nước khác.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các nhà dinh dưỡng khẳng định, thịt nằm trong nhóm thực phẩm cung cấp protein - không nên ăn quá nhiều.
Trả lời câu hỏi mỗi ngày được ăn bao nhiêu thịt, ông Thịnh cho rằng, mỗi ngày không nên ăn quá 150gr thịt, áp dụng cho tất cả các loại thịt, nhất là thịt hun khói và cá hun khói vì chứa rất nhiều protein.
Ngày xưa, người dân đã có thói quen sử dụng cách chết biến thịt hun khói, cá hun khói để bảo quản thực phẩm, nhất là ở các vùng người dân sống bằng săn bắn, đánh bắt. Khói kín có thể diệt hết được vi khuẩn, giúp thực phẩm chín và bảo quản được lâu.
Nhưng cái khó của loại thực phẩm này giống như cá muối, thịt muối, thịt xông khói đã được các nước thông kê dịch tễ, ở vùng nào người dân sử dụng thịt xông khói nhiều thì vùng đó có tỷ lệ người bị ung thư cao, đặc biệt là ung thư các đường tiêu hoá.
Tại Việt Nam, ông Thịnh cho rằng ít nơi người dân có thói quen sử dụng thực phẩm này. Ngày xưa người Việt có sử dụng thịt trâu bò gác bếp nhưng tỷ lệ cũng rất nhỏ không đáng lo ngại. Tất cả thịt hun khói, thịt trâu gác bếp đều giống nhau, diệt khuẩn bằng khói.
Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thịt xông khói chứa nitrit và nitrat nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của thịt cũng như làm tăng hương vị. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có chứa số lượng lớn nitrit và nitrat có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Nitrat natri đặc biệt có thể làm hỏng các mạch máu quanh tim gây ra các bệnh động mạch cứng và hẹp. Nitrat cũng có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng đường của cơ thể, có thể đặt con người vào nguy cơ gia tăng của bệnh tiểu đường.
Còn TS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, bất cứ thực phẩm nào dùng thái quá đều bất cập. Nếu sử dụng thịt hun khói vừa đủ như 1 thức ăn để đa dạng dinh dưỡng thì không có vấn đề gì nhưng sử dụng quá nhiều, với liều lượng cao thì sẽ rất nguy hiểm với bất cứ ai.
Trong thịt xông khói có chứa chất béo bão hòa góp phần làm tăng nguy cơ của các vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường và tăng cân không lành mạnh. Ăn quá nhiều chất béo bão hòa cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo Infonet
.