Vài thập niên qua, thời gian ngồi trung bình của con người đã nhiều hơn trước vì nhiều yếu tố, trong đó có công nghệ phát triển và thay đổi cách thức, thói quen tham gia giao thông.
 


Một nghiên cứu mới của Hiệp hội Ung thư Mỹ công bố trên tạp chí về ung thư Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention cho rằng phụ nữ càng ngồi nhiều thì rủi ro ung thư càng cao, đặc biệt là ung thư tủy, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Nghiên cứu được thực hiện trên gần 77.500 nam giới và hơn 69.000 phụ nữ vốn chưa bị ung thư.

Trong 17 năm (1992-2009), họ được theo dõi thói quen sinh hoạt và thời gian ngồi. Trong thời gian này, có 18.555 nam giới và 12.236 phụ nữ bị chẩn đoán ung thư. Sau khi tính toán đến các yếu tố sức khỏe khác như chỉ số khối cơ thể (BMI), hoạt động thể chất…, các nhà nghiên cứu kết luận trung bình rủi ro ung thư của phụ nữ ngồi nhiều sẽ cao hơn phụ nữ ít ngồi 10%. Tuy thế, mối liên quan giữa ngồi nhiều và rủi ro ung thư lại không được tìm thấy ở nam giới.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Alpa Patel, cần thiết phải có thêm nghiên cứu tại sao mối liên hệ này lại thể hiện rõ ở phụ nữ mà không như thế ở nam giới.
 

Theo Pháp luật TPHCM

.