Phải làm gì khi bị bị rắn lục đuôi đỏ tấn công?
Cập nhật lúc 12:20, Thứ tư, 26/11/2014 (GMT+7)
Các bác sỹ và chuyên gia có lời khuyên, cách tốt nhất để chữa trị khi bịrắn lục đuôi đỏ cắn là tới bệnh viện cấp cứu một cách nhanh nhất vì loài này cực độc. Về phương pháp phòng tránh, người dân phải thường xuyên phát quang bụi rậm, hạn chế ra các vùng ẩm thấp, rậm rạp… ( sức khỏe, cách xử lí khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, làm gì khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, rắn lục đuôi đỏ)
Các bác sỹ và chuyên gia có lời khuyên, cách tốt nhất để chữa trị khi bịrắn lục đuôi đỏ cắn là tới bệnh viện cấp cứu một cách nhanh nhất vì loài này cực độc. Về phương pháp phòng tránh, người dân phải thường xuyên phát quang bụi rậm, hạn chế ra các vùng ẩm thấp, rậm rạp…
“Có nhiều người chữa trị theo cách dân gian, hoặc nhờ các thầy lang cho thuốc. Có nhiều thầy lang giỏi thì trị được độc tố, nhưng cũng sẽ khỏi tránh được rủi ro. Nhìn chung người dân không nên chủ quan, phải đến bệnh viện chữa trị là cách tốt nhất”, bác sỹ Phạm Ngọc Hàm nói.
Bác sỹ Phạm Thị Ánh Hồng, Phó giám đốc Trung tâm cấp cứu TP.Đà Nẵng nhận định: “Trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn mức độ nguy hiểm rất cao. Người dân khi bị rắn cắn phải bình tĩnh xử lý ngay tại vết thương. Tùy vào vị trí bị cắn thì mức nguy hiểm sẽ khác nhau. Ví dụ cắn đầu tay đầu chân thì khả năng thời gian thể hiện bệnh thì sẽ chậm hơn so với cắn ngay vùng tim, vùng ngực vùng mặt”.
Bà Hồng khuyến cáo: “Nếu bị cắn ở vùng tay vùng chân sẽ dễ xử lý hơn. Trước tiên chúng ta phải ép chặt chỗ bị cắn. Nếu ở vùng chân thì băng ép từ đầu ngón chân lên bắp chân, nếu ở tay thì băng ép từ ngón tay lên bắp tay để giữ lại không cho nọc độc phát tán. Thực tế không nên rạch, hay hút máu, nặn máu như người dân hay làm vì gây nhiễm trùng. Không nên garo mà chỉ nên băng ép. Đối với rắn lục đuôi đỏ phải sơ cứu như thế”.
Đồng quan điểm này, bác sỹ Nguyễn Văn Cẩm, Phó trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cho biết, rắn lục đuôi đỏ cắn có thể gây hoại tử, sưng nề, suy hô hấp, rối loạn cơ chế đông máu, rối loạn hệ tiêu hóa, nôn ra máu, tiểu ra máu… về lâu dài có thể dẫn đến suy thận.
Khi bị rắn lục cắn không nên băng bó vết thương quá chặt bằng garo vì dễ dẫn đến hoại tử; không đắp lá, hút nọc theo cách dân gian mà chỉ cố định vết thương, di chuyển nhẹ nhàng. Bệnh nhân phải đến bệnh viện sớm nhất có thể, sau khi truyền huyết thanh vài ngày thì có thể giảm các triệu chứng lâm sàng.
Theo Một Thế Giới
.