Nước sinh hoạt đang 'giết' người Hà Nội
Cập nhật lúc 21:48, Thứ hai, 14/04/2014 (GMT+7)
Nhiều loại chất độc hại trong nước với hàm lượng vượt nhiều lần mức cho phép chưa được chủ động loại bỏ; đường ống vỡ liên tục khiến hàng vạn hộ dân Hà Nội lo.
Kết quả cho thấy, dù đã qua bể lọc cát, Hà Nội vẫn có 20% (số giếng khảo sát) nước không thể dùng vào việc gì do nhiễm asen quá cao, tiếp tới là Hà Tây (cũ) với 17%...
Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng, những vùng nước bị nhiễm asen, nhiều người dân có biểu hiện một số bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh ngoại vi (rối loạn mạch, rối loạn cảm giác); bệnh lý ngoài da liên quan tới asen (dày sừng, rối loạn sắc tố da ở tay, chân, lưng); rối loạn thai sản (sẩy thai, sinh con thiếu tháng, sinh con thiếu cân); rối loạn tiêu hóa…
Đặc biệt, nhóm phát hiện 60 trường hợp có biểu hiện bệnh mãn tính do asen, tổn thương da (tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, Hà Tây, Nam Định). “Chủ yếu do người dân chưa ý thức được mối nguy hiểm của asen, không có biện pháp lọc asen. Nhiễm nặng có thể dẫn tới tiểu đường, ung thư da, phổi, bàng quang…”, TS Hải cảnh báo.
Hiện, ông tiếp tục nghiên cứu về khả năng bà mẹ mang thai dùng nước nhiễm asen có thể dẫn tới rối loạn gen, nhiễm sắc thể di truyền sang con.
Với các nước tiên tiến, nước máy có thể uống trực tiếp vẫn an toàn, nhưng Việt Nam chưa làm được như vậy do công nghệ lọc nước vẫn dùng công nghệ cũ.
Việc loại các chất hữu cơ có thể dùng than hoạt tính thay cho clo để an toàn hơn (như các nước vẫn làm), nhưng tốn kém. “Tôi tin các ngành chức năng biết, nhưng chưa làm được”, GS Việt nói.
Theo TPO
.