Theo bác sĩ truyền nhiễm, nam giới trưởng thành mắc quai bị, điều khiến họ khiếp sợ nhất là tinh hoàn sưng, kéo theo nguy cơ bị teo tinh hoàn. Thế nhưng, để đánh giá có biến chứng này không thì phải chờ 1 - 2 năm sau.

 


TS Ngọc cho biết, biến chứng viêm đến teo tinh hoàn không phổ biến và cũng không gặp ngay sau khi quai bị. Sau khi nhập viện điều trị thường chỉ 1 tuần sau là hết viêm, sưng nhưng để đánh giá nguy cơ teo thì phải một vài năm sau.

Tuy nhiên, với những cặp vợ chồng muốn sinh thêm con, BS Ngọc khuyên nên có con sớm sau 6 -12 tháng bị quai bị để phòng nguy cơ.

BS Nguyễn Quang, Trung tâm Nam học (BV Việt Đức) cũng cho biết, khi bị quai bị, đáng ngại nhất là nguy cơ teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, không phải 100% người lớn bị quai bị đều dẫn đến nguy cơ này và biến chứng này thường không xảy ra ngay sau thời gian khỏi quai bị, mà xảy ra 1 - 2 năm sau đó.

Vì thế, không nên đi tái khám quá sớm vì để khám chức năng sinh sản buộc phải lấy tinh trùng. Việc lấy tinh trùng thể khiến vi rút gây bệnh quai bị đang giai đoạn tạm lắng có cơ hội bùng phát.

Theo BS Cấp, trong quá trình theo dõi, bản thân người từng bị quai bị cũng có thể phát hiện bằng cảm quan và có thể đi khám khi thấy bất thường.

Để phòng biến chứng sưng viêm tinh hoàn do mắc quai bị, cần dùng thuốc theo đơn kê, nghỉ ngơi tuyệt đối 100%, mặc quần lót nâng đỡ tinh hoàn, nằm nghỉ ngơi, hạn chế đi lại và tuyệt đối không vận động mạnh... để tinh hoàn không bị tác động thêm.

Với người lớn chưa từng mắc quai bị, chưa tiêm phòng cũng nên tiêm vắc xin để phòng bệnh.
 

Theo Hồng Hải/Dân trí

.