Những người vợ bị bạo hành
Cập nhật lúc 20:56, Thứ tư, 02/04/2014 (GMT+7)
Sáng 30-3, gặp chị Đ.T.Th. (trú xã Hòa Sơn, H. Hòa Vang, Đà Nẵng) ở trụ sở CAH Hòa Vang, chúng tôi biết chị đến đây để thăm chồng là bị can Phan Thanh Vinh (1977) đang bị tạm giam về hành vi giết người, mà nạn nhân không ngoài ai khác: chính là chị.
Từ những vụ việc trên cho thấy, bạo lực gia đình bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố căn bản nhất là sự xuống cấp về đạo đức. Thủ phạm gây ra bạo hành thường là không nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với các thành viên trong gia đình. Cũng có khi họ nhận thức được, nhưng lại không hành động đúng với điều mà mình đã nhận thức, cốt chỉ để thoả mãn những lợi ích cá nhân, mà bạo lực được coi là phương án lựa chọn tức thời và có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Họ không còn nghĩ đến tình thương, trách nhiệm, sự sẻ chia đối với những người đã cùng họ "chia ngọt, sẻ bùi"... Bên cạnh đó, điều đáng quan tâm nữa là một số nạn nhân của bạo lực gia đình thường có tâm lý cam chịu, không muốn tố cáo vì sợ "vạch áo cho người xem lưng".
Chứng kiến và tham gia giải quyết nhiều trường hợp về bạo lực gia đình, Phó Trưởng CAX Hòa Tiến Nguyễn Viết Dũng cho rằng: "Vợ chồng sống với nhau cũng có lúc "cơm không lành, canh không ngọt", nhưng những lúc như thế, người chồng phải biết cách kìm chế, đợi đến khi cơn giận qua đi, rồi ngồi cùng vợ phân tích cho nhau nghe những điều phải, trái mà rút kinh nghiệm. Người phụ nữ bị chồng bạo lực rất khổ, đúng ra, người chồng phải biết dùng sức mạnh của người đàn ông để bảo vệ vợ mình... Bên cạnh đó, công tác phòng, chống bạo lực gia đình cần phải được kết hợp đồng bộ với nhiều giải pháp, song lấy phòng ngừa là chính; cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình và làm tốt công tác tư vấn hòa giải, đi đôi với phòng, chống các TNXH".
Theo CA Đà Nẵng