(BVPL) - Ước tính hàng năm, người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. 

 

Nhiễm giun là một bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển.

 

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, với khoảng 20-40 triệu người dân nhiễm giun, Việt Nam là một trong những nước có số người nhiễm giun cao nhất tại khu vực Châu Á (khoảng 75%).

 

Theo một điều tra của Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, nước ta có khoảng 60 triệu người nhiễm giun đũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc và 40 triệu người nhiễm giun móc. Ước tính hàng năm, người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. 
 
Khí hậu nóng ẩm và điều kiện tự nhiên của Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh giun phát triển quanh năm. Các bệnh liên quan đến giun dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu vi chất, suy dinh dưỡng, gây bệnh gan mật, phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần cho người bệnh.  
 
 
Một số dấu hiệu để nhận biết bạn đã bị nhiễm giun:
 
Biểu hiện ở đường tiêu hóa 
 
- Đau bụng.
 
- Táo bón hoặc tiêu chảy, phân có thể có đàm nhớt hay máu.
 
- Đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, nôn, chán ăn.
 
- Trẻ em: tắc ruột do lòng ruột chứa quá nhiều giun, đau thượng vị; đau quanh rốn; đau bụng dưới.
 
Biểu hiện ở ngoài đường tiêu hóa
 
- Dị ứng (dị ứng với thức ăn, nổi mề đay, nổi ban).
 
- Thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi).
 
- Thành kinh (lo âu, bứt rứt, kém tập trung, giảm trí nhớ).
 
- Trẻ em: khóc đêm, suy dinh dưỡng, nghiến răng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém.
 
Để phòng ngừa nhiễm giun cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sinh hoạt sạch sẽ, cụ thể như sau:
 
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần ở cả trẻ em và người lớn.
 
- Thực hiện rửa ta trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
 
- Giữ vệ sinh móng tay sạch sẽ.
 
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn rau sống cần ngâm rửa sạch sẽ.
 
- Quản lý tốt phân, rác, nước. 
 
Lưu ý: trường hợp thấy bệnh không tiến triển khả quan sau khi đã thực hiện uống thuốc tẩy giun, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
 
Theo Thanh Vy (TH)