(BVPL) - Xăm không đúng, thậm chí với nhiều kiểu xăm độc hại có thể khiến tính mạng người xăm bị nguy hiểm.

 
 
Do đây là kiểu xăm đòi hỏi phải có loại mực chuyên dụng nên giá cao hơn nhiều so với hình xăm thường. Nếu như với một hình xăm thông thường, giá khoảng 500.000đ thì với hình xăm phát quang, giá có thể từ 2 - 3 triệu đồng. Nếu như là loại mực có xuất xứ từ Trung Quốc thì có giá thành rẻ nhất, tuy nhiên về độ đẹp cũng giảm rất nhiều khi khả năng bắt sáng kém, nhanh phai.
 
Còn với mực xăm của Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia... tuy đắt, nhưng lại có khả năng bắt sáng cực tốt. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về tác hại hay tác dụng phụ của cách xăm này thì đa phần chủ các cửa hàng xăm đều trả lời chung chung là “chưa thấy ai bị làm sao...”.
 
Ngoài kiểu xăm phát quang, các “dân chơi” Hà thành còn thích xăm sữa - một kiểu xăm mình dành cho những người hay sử dụng rượu bia. Xăm sữa là sử dụng mực pha với sữa để xăm, tuy nhiên sữa ở đây là loại sữa của phụ nữ đang cho con bú, rồi sau đó pha một tỉ lệ nhất định với mực. Kim để dùng cho kiểu này tốt nhất là xương chim câu hoặc chim sẻ, được vót nhọn rồi tiệt trùng, phơi khô. Với xăm sữa, nếu trong trạng thái cơ thể bình thường thì hình xăm sẽ chìm xuống dưới da, người đối diện sẽ không thể nhận biết được, chỉ khi nào sử dụng bia, rượu, hay cơ thể trong trạng thái nóng, vận động nhiều thì hình xăm mới nổi lên có màu hồng nhạt.
 
Nguy hại sức khỏe từ xăm “độc”
 
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bên cạnh những nguy cơ lây nhiễm bệnh từ việc dùng chung kim xăm, việc xăm phát quang, xăm sữa còn tiềm ẩn nhiều hiểm họa đến sức khỏe người xăm mình. Theo đó, nếu khi xăm, người thợ thực hiện không đúng quy trình sẽ rất nguy hiểm, bởi mực UV đã là một chất nguy hiểm, rất dễ khiến người xăm bị viêm da, phát ban mẩn đỏ, dị ứng hoặc nhiễm trùng, thậm chí là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới mắc bệnh ung thư. Còn xăm sữa cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi chủ thể cho sữa có thể nhiễm các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B..., nếu đưa vào cơ thể sẽ khiến người xăm bị nhiễm bệnh.
 
Bên cạnh đó, xăm mình đã khó, nhưng xóa xăm lại khó hơn gấp bội khi vừa tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức. Hiện ở một số bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ áp dụng những phương pháp hiện đại trên thế giới để xóa hình xăm như ghép da, chiếu tia laser, nhưng nhiều trường hợp vẫn không có kết quả, vừa tốn kém lại gây đau đớn cho người xăm. Ví dụ như phương pháp ghép da chỉ có thể áp dụng cho những hình xăm bé hơn lòng bàn tay, bởi nếu hình quá lớn, bác sĩ không dám mổ vì không thể có đủ da để ghép cũng như không thể lột hết được vùng da có hình xăm.
 
Với phương pháp chiếu tia laser, các hình xăm quá lâu hay được xăm màu vàng, màu đỏ hay ăn quá sâu vào da thì bác sĩ cũng đành chịu, nếu như người xăm vẫn cố xóa thì chắc chắn sẽ để lại những vết sẹo lớn, nhiều khi nhìn còn phản cảm hơn khi để hình xăm.
 
Theo Lao động
.