Xu hướng nhuộm tóc, làm tóc của chị em vào những ngày cận Tết ngày một gia tăng. Tuy nhiên, đằng sau một mái tóc thời trang, hợp mốt lại tiềm ẩn những mối nguy hại rất lớn đối với sức khỏe.
 


Chị N.T.Hà 35 tuổi, HCM, sau khi nhuộm tóc khoảng nửa giờ đã phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu vì đầu bị nổi những cục sẩn ngứa ngáy, khó chịu. Bác sĩ kết luận chị bị viêm da đầu do nhuộm tóc.

Đây không phải là trường hợp cá biệt. Hiện nay, tại các cửa hàng làm tóc, các thợ đều ra sức tìm cách thuyết phục “thượng đế” trẻ nhuộm tóc theo các “model” được in sẵn trong catalogue, với đủ 7 màu của dãy quang phổ. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng thuốc nhuộm tóc, bất kể loại nào, cũng đều gây hại cho cơ thể. Nhẹ thì gây dị ứng, rụng tóc…nặng thì ung thư.

Nghiên cứu trên thành phần của các loại thuốc uốn nhuộm, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng 71% các thuốc trên đều có chứa hắc ín, muối kim loại nặng có độc tính rất cao như chì, bismut, và thành phần hóa học đều chứa các chất có nhân thơm, đặc biệt là P-phenylenedamine (PPD). Thực nghiệm cho thấy, PPD nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc, thuốc này có thể gây ung thư da, ung thư vú. Hiện nay, một số nước châu Âu đã cầm dùng hóa chất này. Tại Mỹ, các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh rằng PPD gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.

Các thành phần khác khi tiếp xúc nhiều với tóc sẽ gây ra tình trạng tóc khô, dễ gẫy rụng, còn khi tiếp xúc với da sẽ gây tình trạng viêm chân tóc, viêm da tiếp xúc hoặc viêm da dị ứng… Điều này giải thích tại sao với những người khi sử dụng thuốc uốn nhuộm sát với chân tóc thường có cảm giác rất xót và rát tại da đầu.

Ngoài ra, theo cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) ở Lyon, Pháp thì thuốc nhuộm tóc khác với các loại dầu gội thông thường ở chỗ: Dầu gội chỉ tác động bên ngoài bề mặt sợi tóc, để làm sạch và tạo ra một lớp màng cao phân tử bảo vệ tóc. Còn thuốc nhuộm có kích thước phân tử nhỏ để tấn công và làm thay đổi cấu trúc bên trong tóc, do đó những chất độc này cũng dễ dàng thâm nhập vào nang tóc và hòa trộn vào máu. Vì vậy, nguy cơ mắc bệnh ung thư với những người thường xuyên uốn nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không sử dụng, và nguy cơ sẽ tăng cao với những người thường xuyên uốn nhuộm, sử dụng màu đậm như bạch kim, vàng rơm, đỏ, hạt dẻ…

Nên chọn các chất nhuộm tự nhiên

Để giải quyết được bài toán làm đẹp an toàn cho chị em, các chuyên gia y tế khuyên nên dùng các chất nhuộm tự nhiên có trong cây cỏ để thay thế những hóa chất độc hại, giảm thiểu những tác hại không mong muốn như: Cây đại hoàng, Hoa trà, Vỏ quả hồ đào, Thổ phục linh, Hoàng cầm…

Đồng thời, tìm kiếm các sản phẩm có chứa dược liệu giúp đào thải các chất độc hại do hóa chất làm đẹp tóc gây ra như Thổ Phục Linh hay Hoàng Cầm, L-Arginine,…

Từ xa xưa, Thổ phục linh và Hoàng cầm đã được biết đến từ xa xưa là những thảo dược “vàng” giúp đào thải chất độc qua gan, thận. Sở dĩ có được công dụng đó là do Thổ phục linh có chứa saponin – “xà phòng thiên nhiên”, dễ dàng cuốn trôi các chất độc ra ngoài cơ thể, và Hoàng cầm có chứa flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa các “gốc tự do” cũng như “khóa giữ” các chất oxy hóa bằng phản ứng oxy hóa khử, không cho các gốc tự do hoạt động phá hoại tổ chức tế bào.

Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, nước thông thường không thể đào thải các kim loại nặng cũng như các chất hóa học có liên kết bền vững trong thuốc uốn nhuộm ra khỏi cơ thể, nên đối với những người thường xuyên nhuộm tóc thì cần chú trọng đến việc giải độc cơ thể ngay sau khi nhuộm tóc bằng những thảo dược tự nhiên như Hoàng Cầm, Thổ phục linh… có các thành phần giúp đánh tan độc tố và cuốn chúng ra khỏi cơ thể nhanh chóng, từ đó giảm nguy cơ bị nhiễm độc cũng như các nguy cơ tiềm tàng sau uốn nhuộm tóc.
 

Theo Vietnamnet

.