Tính từ 17h ngày 23/10 đến 17h ngày 24/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.045 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 4.028 ca ghi nhận trong nước (tăng 667 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.599 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (966), Bình Dương (524), Đồng Nai (429), An Giang (297), Sóc Trăng (296), Đắk Lắk (193), Bạc Liêu (155), Tây Ninh (132), Trà Vinh (113), Long An (88), Kiên Giang (83), Tiền Giang (78), Hà Giang (68), Bình Thuận (51), Cần Thơ (48), Gia Lai (44), Khánh Hòa (43), Cà Mau (42), Đồng Tháp (41), Thanh Hóa (38), Phú Thọ (34), Thừa Thiên Huế (32), Nghệ An (27), Quảng Nam (17), Bà Rịa - Vũng Tàu (16), Vĩnh Long (15), Bến Tre (15), Hà Nội (14), Quảng Ngãi (12), Bình Phước (12), Nam Định (11), Quảng Bình (11), Ninh Thuận (11), Bình Định (11), Kon Tum (10), Đà Nẵng (9), Bắc Ninh (8 ), Lâm Đồng (8 ), Hà Nam (6), Đắk Nông (5), Bắc Giang (3), Phú Yên (3), Hải Dương (2), Quảng Trị (2), Lai Châu (2), Tuyên Quang (2), Bắc Kạn (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (-176), Tiền Giang (-78), Phú Thọ (-41).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (+296), TP. Hồ Chí Minh (+217), Đắk Lắk (+193).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.544 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 888.940 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.027 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 884.177 ca, trong đó có 803.161 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 16 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (425.121), Bình Dương (228.840), Đồng Nai (61.532), Long An (34.227), Tiền Giang (15.626).
Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.314. Tổng số ca được điều trị khỏi: 805.978 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.899 ca, trong đó:
Thở ô xy qua mặt nạ: 2.045. Thở ô xy dòng cao HFNC: 405. Thở máy không xâm lấn: 80. Thở máy xâm lấn: 350. ECMO: 19
Trong ngày, ghi nhận 53 ca tử vong, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh (30), Bình Dương (12), Đồng Nai (5), Long An (2), An Giang (2), Tây Ninh (1), Bạc Liêu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 68 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.673 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua, đã thực hiện 89.574 xét nghiệm cho 186.901 lượt người.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 21.639.660 mẫu cho 59.163.726 lượt người.
Trong ngày 23/10 có 936.739 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 72.929.311 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 51.883.474 liều, tiêm mũi 2 là 21.045.837 liều.
Hoạt động y tế trong ngày:
Bộ Y tế chỉ đạo địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát tất cả những người đi về từ các tỉnh, thành phố có số mắc cao (như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…); tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, nhất là những người về từ các địa bàn dịch cấp độ 3, 4; các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời các ổ dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tiếp nhận 386.400 liều vắc xin phòng COVID-19 do Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tài trợ.
TP Hồ Chí Minh: Triển khai rà soát kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế; cơ chế giám sát, cảnh báo dịch trên địa bàn; tiếp tục cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện các bộ tiêu chí an toàn như trường học an toàn, sản xuất an toàn, y tế an toàn, cơ quan an toàn.
Tỉnh Phú Thọ: Khẩn trương thực hiện việc tổ chức xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng để nhanh chóng phát hiện các F0, bóc tách nguồn lây khỏi cộng động. Để đảm bảo đủ nhân lực thực hiện việc xét nghiệm diện rộng cho người dân, tỉnh Phú Thọ huy động lực lượng giáo viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm.