Tính từ 17h ngày 1/10 đến 17h ngày 2/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.490 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 5.477 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.464 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 3.004 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP Hồ Chí Minh (2.723), Bình Dương (1.517), Đồng Nai (509), An Giang (139), Long An (107), Kiên Giang (77), Đắk Lắk (59), Bình Thuận (47), Hà Nam (42), Khánh Hòa (36), Tiền Giang (36), Cần Thơ (23), Tây Ninh (20), Ninh Thuận (16), Quảng Bình (15), Hà Nội (14), Quảng Trị (13), Quảng Ngãi (12), Nghệ An (10), Đắk Nông (7), Bắc Giang (6), Đồng Tháp (6), Hậu Giang (5), Phú Thọ (5), Bình Định (5), Vĩnh Long (4), Cà Mau (3), Bạc Liêu (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Phú Yên (2), Nam Định (2), Bình Phước (2), Quảng Ninh (2), Hưng Yên (1), Trà Vinh (1), Đà Nẵng (1), Hải Dương (1), Lâm Đồng (1), Gia Lai (1), Ninh Bình (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP Hồ Chí Minh (-947), Bình Dương (-270), Đồng Nai (-226).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (59), An Giang (23), Khánh Hòa (21).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 8.065 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 803.202 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.160 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 798.626 ca, trong đó có 659.759 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Lạng Sơn.
Có 7 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Nam Định.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (395.052), Bình Dương (214.360), Đồng Nai (49.839), Long An (32.682), Tiền Giang (14.107).
Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 28.857. Tổng số ca được điều trị khỏi: 664.938 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.337 ca, trong đó:
Thở ô xy qua mặt nạ: 4.277; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.089; Thở máy không xâm lấn: 240; Thở máy xâm lấn: 805; ECMO: 25
Trong ngày ghi nhận 164 ca tử vong. Trong đó, TP Hồ Chí Minh (123), Bình Dương (24), Đồng Nai (5), Long An (5), Kiên Giang (2), Quảng Ngãi (1), Tiền Giang (1), An Giang (1), Bình Thuận (1), Cần Thơ (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 165 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.601 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 136/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua, đã thực hiện 183.154 xét nghiệm cho 374.419 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay, đã thực hiện 18.876.491 mẫu cho 53.721.020 lượt người.
Trong ngày 1/10, có 760.643 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 43.658.818 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 33.532.395 liều, tiêm mũi 2 là 10.126.423 liều.
Thông tin y tế trong ngày:
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó: tăng cường truyền thông, tiếp tục nâng cao ý thức người dân về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, hướng dẫn người dân chủ động, tự giác chấp hành các biện pháp phòng chống dịch; chỉ đạo, triển khai việc lấy mẫu xét nghiệm tại các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao theo hướng dẫn tại Công điện số 1409/CĐ-BYT ngày 15/9/2021, ưu tiên sử dụng xét nghiệm test kháng nguyên nhanh; tại khu vực nguy cơ thực hiện xét nghiệm định kỳ 5-7 ngày/1 lần; tại vùng bình thường mới thực hiện xét nghiệm khi cơ quan, đơn vị, người dân có nhu cầu hoặc theo đánh giá nguy cơ của cơ quan y tế. Khuyến khích cơ quan, đơn vị, người dân thực hiện tự lấy mẫu và xét nghiệm test kháng nguyên nhanh (Công văn số 8259/BYT-DP ngày 01/10/2021 của Bộ Y tế).
Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội hỗ trợ Bệnh viện Việt Đức địa điểm cách ly y tế cho người nhà người bệnh và khách sạn cho nhân viên y tế trong thời gian sớm nhất để bảo đảm công tác phòng chống dịch COVID-19 và điều trị, chăm sóc cho người bệnh. Đồng thời, Sở Y tế TP. Hà Nội tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ công tác xét nghiệm và các biện pháp phòng chống dịch khác cho Bệnh viện Việt Đức. Chỉ đạo Bệnh viện Việt Đức tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và Sở Y tế TP. Hà Nội thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, bảo đảm an toàn.
Tiếp nhận 300 tủ lạnh bảo quản vắc xin phòng COVID-19 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua UNICEF. Các tủ lạnh bảo quản vắc xin phòng COVID-19 này sẽ được chuyển đến 300 cơ sở y tế tuyến tỉnh và huyện ở Việt Nam để lưu trữ vắc xin trong những ngày tiêm chủng. Lô tủ lạnh này thuộc chương trình hỗ trợ của UNICEF cho Việt Nam nhằm cải thiện dây chuyền thiết bị lạnh cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn quốc.
TP. Hà Nội: Trong 3 ngày gần đây, Bệnh viện Việt Đức đã lấy hơn 7.000 mẫu xét nghiệm, hiện còn khoảng 700 mẫu xét nghiệm chưa có kết quả. Ngành Y tế TP. Hà Nội đề nghị các quận, huyện rà soát, lập danh sách những người từng đến, làm việc khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Việt Đức trong nửa tháng qua, những người từng đến tầng 7 và 8 tòa D ở bệnh viện hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính được xử trí như F1.